Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để Hà Nội là thành phố đáng sống

Kinhtedothi - Với mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo tỷ lệ đô thị hóa 60%, Hà Nội đang đứng trước tốc độ đô thị hóa nhanh.

Điều này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường, nhất là môi trường không khí. Đáng chú ý, phương tiện giao thông, hoạt động vận tải được coi là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm từ 70 - 90%).

Ô nhiễm bụi cao gấp đôi quy chuẩn

Không chỉ gánh chịu nỗi khổ ô nhiễm từ rác thải, nước thải, tiếng ồn, người dân Hà Nội đang hàng ngày phải hứng chịu những trận “bão bụi” phát ra từ các công trình xây dựng, xe chở nguyên vật liệu, đốt rơm rạ, khói các khu cụm công nghiệp... Từ nhiều năm nay, hai bên tuyến đường Lê Văn Lương luôn có các công trình mới được xây dựng, kéo theo đó là một lượng bụi rất lớn làm ảnh hưởng môi trường không khí khu vực này. Hay như gần đây, dư luận bức xúc trước việc người dân sống hai bên tuyến đê Thúy Lĩnh dẫn vào cảng Khuyến Lương (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) phải khốn khổ chịu cảnh bụi tung trời bởi những đoàn xe quá tải chở cát, đá, gạch… băm nát mặt đường.

Hàng cây xanh được trồng mới trên đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Ảnh: Thanh Hải

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, sự gia tăng các phương tiện ô tô và xe máy mới là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội. Thực tế cho thấy, tại các tuyến đường như Vành đai 3, Phạm Hùng, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng, Tam Trinh… nơi có mật độ phương tiện tham gia đông luôn chìm trong khói bụi. Hiện, TP đang có 5,2 triệu xe máy, 470.000 ô tô, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 6,5 triệu xe máy và khoảng 600.000 - 700.000 ô tô, đến năm 2030 sẽ là 7,5 - 8 triệu xe máy và 1,9 triệu ô tô… Từ các con số này có thể thấy khả năng môi trường sẽ không gánh chịu nổi nếu không có giải pháp hiệu quả và quyết liệt ngay từ bây giờ.

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đánh giá, mật độ dân số tăng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông kém là những nguồn gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Việc phát thải ô nhiễm không chỉ từ giao thông động mà còn đến từ giao thông tĩnh. Ô tô đỗ trên đường thường phát thải ra khí benzen - loại khí có thể gây ra bệnh ung thư và khuếch tán ra diện rộng.

Theo báo cáo do Tổ chức phi chính phủ GreenID thực hiện, chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình của Hà Nội năm 2016 và đầu năm 2017 là 121, ở ngưỡng không tốt cho nhóm người nhạy cảm. Lượng bụi PM2.5 trung bình năm lên tới 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

Tạo lập môi trường sống bền vững

Đứng trước thực trạng môi trường đang ở trong điều kiện cấp bách và đáng báo động, thời gian qua, TP Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý. Nhất là từ năm 2016, các dự án, chương trình nhằm cải thiện chất lượng môi trường liên tiếp được triển khai. Ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở TN&MT cho biết, trong năm 2016, Hà Nội đã lắp đặt và đưa vào hoạt động 10 trạm quan trắc không khí. Trong năm 2017 sẽ lắp thêm 80 trạm nữa và đến năm 2020 sẽ lắp thêm 359 trạm trên toàn TP. Bên cạnh đó, lần đầu tiên Hà Nội cũng đã khởi công dự án xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải tập trung Yên Xá quy mô lớn với công suất 270.000m3/ngày đêm. Thường trực Thành ủy cũng vừa thông qua đề án cải tạo môi trường cho 80 làng nghề mà nguồn lực chủ yếu từ xã hội hóa. UBND TP cũng đã có các kế hoạch, chương trình về kiểm soát các phương tiện giao thông cá nhân tới đây sẽ trình HĐND TP...

“TP Hà Nội đã nỗ lực hành động bằng nhiều giải pháp nhưng tốc độ xử lý ô nhiễm môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”. Đó là nhận xét của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban về vấn đề môi trường với lãnh đạo các quận, huyện, sở ngành TP mới đây. Trước tình hình đó, Nghị quyết số 11 - NQ/TU ngày 31/5/2017 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo được Thành ủy Hà Nội ban hành vào ngày 31/5 vừa qua một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của Nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, Hà Nội cần nhanh chóng triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên giải quyết những nguyên nhân gây ô nhiễm lớn. Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, các cơ quan chức năng của TP cần có biện pháp quản lý giao thông hiệu quả để kiểm soát phát thải của các phương tiện tham gia giao thông và quy hoạch lại đô thị. Trong khi đó, TS Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, giảng viên Khoa Năng lượng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho rằng, cần phải có giải pháp thay thế nhiệt điện than bằng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội...

Để Nghị quyết số 11-NQ/TU đi vào cuộc sống, thực sự môi trường được cải tạo, Hà Nội là nơi đáng sống cho người dân và du khách thì từng cấp ủy, đơn vị sở ngành phải xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện một cách phù hợp với yêu cầu. Trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ chủ yếu: Bảo vệ môi trường nước mặt để sử dụng bền vững tài nguyên nước; Quản lý có hiệu quả về chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt; Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đặc biệt ở khu vực nội thành.

Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

11/01/2025 | 18:34

Kinhtedothi - Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, ngày càng nhiều người tìm mua bưởi cảnh về chơi Tết. Tại các nhà vườn, trái bưởi hình hồ lô, những quả bưởi tài lộc hình thỏi vàng đã chín vàng, sẵn sàng phục vụ.

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

06/01/2025 | 13:23

Kinhtedothi - Phớt lờ các quy định của Luật Trật tự ATGT, hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên chiếm dụng những tuyến đường xung quanh trường THCS Phú Đô làm nơi dừng đỗ, gây cản trở, mất an toàn giao thông.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ