Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để không còn lo “được mùa mất giá”

Kinhtedothi - Trong muôn vàn khó khăn của sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc tìm kiếm đầu ra cho nông sản vẫn hết sức nan giải. Làm sao để người nông dân vơi nỗi lo “được mùa mất giá” là trăn trở của nhiều cấp, ban ngành, trong đó có tổ chức Hội nông dân.

 Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Trịnh Thế Khiết.
Báo Kinh tế & Đô thị có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Trịnh Thế Khiết liên quan tới giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề này.
Sản xuất nhỏ lẻ, còn nhiều rủi ro

Là người đã gắn bó với công tác Hội nhiều năm qua, ông đánh giá như thế nào về những khó khăn mà bà con nông dân đang gặp phải?

- Sự phát triển đô thị hiện nay khiến quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp. Cùng với đó, việc thiếu vốn đầu tư khiến nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn và công nghệ cao vào sản xuất lại càng hạn chế hơn. Bên cạnh đó, trình độ và khả năng tiếp cận tri thức của đại bộ phận người nông dân hiện chưa cao. Nhưng đó chưa phải là tất cả khó khăn. Sau quá trình tạo ra sản phẩm, bà con nông dân tiếp tục phải đối diện với rào cản lớn hơn, đó là bài toán tiêu thụ. Xét trên cơ chế thị trường hiện nay, đây là nguyên nhân, thậm chí còn có tác động sâu hơn đối với việc kìm hãm phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ông đang muốn đề cập tới câu chuyện muôn thuở mà người nông dân thường gặp phải là vấn đề “được mùa mất giá” và ngược lại?

- Chính xác! Thực tế hiện nay cho thấy, sản xuất nông nghiệp của nông dân Hà Nội vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Đặc biệt là chưa có sự liên kết giữa người sản xuất với nhà tiêu thụ. Điều này dẫn tới việc giá cả nông sản biến động khôn lường và thường diễn biến theo xu hướng bất lợi cho người nông dân.
 Chăm sóc hoa tại phường Tây Tự, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Trọng Tùng.
Đợt giá lợn giảm sâu vừa qua là một minh chứng. Thực tế đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn tập trung, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhất là có liên kết với các DN tiêu thụ thì giá thịt lợn vẫn cao và hàng hóa đôi khi không có để bán. Trong khi đó, rất nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ lại “đứng ngồi không yên” khi giá lợn bấp bênh. Chỉ riêng tại Hà Nội cũng đã có hàng nghìn hộ nông dân vỡ nợ khi giá lợn giảm quá sâu. Điều này tiếp tục khẳng định, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu liên kết luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Hội Nông dân TP Hà Nội đã hỗ trợ cho vay đối với 29 mô hình kinh tế từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân; phối hợp với các ngân hàng cho hội viên vay phát triển kinh tế với tổng dư nợ trên 3.200 tỷ đồng. Các cấp Hội tiếp tục duy trì 410 mô hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ nông dân; phối hợp với các địa phương tổ chức 1.705 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp; trợ giúp nông dân xây dựng gần 1.200 mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp; tổ chức 268 lớp dạy nghề cho gần 11.000 hội viên… Các cấp Hội cũng đã vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia đóng góp gần 9 tỷ đồng, trên 7.000 ngày công lao động và hiến 13.200m2 đất cho xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường liên kết “4 nhà”

Để thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị các ngành hàng nông nghiệp hiện nay, theo ông, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ thế nào?

- Nhà nước thông qua các cấp, ban ngành, cần có cơ chế tích tụ ruộng đất, hỗ trợ vốn phát triển trên cơ sở quy hoạch các vùng nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn. Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao vào sản xuất là đòi hỏi cấp thiết. Tôi cũng cho rằng, trước yêu cầu ngày một khắt khe của thị trường đối với nông sản an toàn, việc bảo đảm các quy định về sản xuất sạch là rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững.

Đối với bài toán thị trường tiêu thụ nông sản, theo ông, cần có giải pháp căn cơ nào để bà con nông dân vơi bớt nỗi lo, yên tâm sản xuất?

- Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà đối với các ngành kinh tế, xu hướng “chuyên môn hóa” đang trở nên phổ biến. Điều này có nghĩa là mỗi tổ chức, đơn vị cá thể sẽ tham gia vào một công đoạn của quá trình đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Theo đó, để bà con không còn lo lắng với bài toán đầu ra, giải pháp hiện nay là cần xây dựng được những chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hay nói cách khác là tạo được liên kết giữa “4 nhà”: Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà DN. 4 thành tố này có chức năng, nhiệm vụ riêng, khi cấu thành tạo nên một chuỗi liên kết bảo đảm hiệu quả quy trình sản xuất và giải quyết được căn cơ bài toán tiêu thụ.

Để tạo được liên kết “4 nhà”, cái khó nhất hiện nay là kêu gọi sự tham gia của khối các DN vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vai trò của Nhà nước cũng chính là nằm ở khía cạnh này. Chỉ khi tạo được liên kết chuỗi giúp việc tiêu thụ nông sản hàng hóa dễ dàng, bà con mới có thể yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ