Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để xóm làng ở huyện Phú Xuyên ngày một bình yên

Kinhtedothi- Xã Phú Yên và Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) là 2 xã sớm được triển khai thí điểm tăng cường Công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã. Kể từ khi Công an chính quy về xã, gần 3 năm qua, người dân nơi đây thấy yên tâm, tình hình tội phạm giảm.

Những cuộc hội ý chớp nhoáng để thống nhất giải quyết vụ việc được Công an xã Phú Yên triển khai thường ngày

Thức cho dân ngủ

Trụ sở UBND xã Phú Yên nằm trong khu dân cư. Đến đây vào một ngày giữa tháng 8, không khí oi nóng cuối mùa hè khiến ai nấy đều cảm thấy ngột ngạt, khó chịu và chỉ muốn giải quyết công việc thật nhanh chóng để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, 5 cán bộ, chiến sỹ Công an xã Phú Yên vẫn đang miệt mài hoàn thiện hồ sơ, nhập giữ liệu vào máy tính, gấp rút chuẩn bị báo cáo cấp trên, trực tiếp công dân, giải quyết các đầu mục việc trong ngày.

Trước khi tôi đến đây, Thượng tá Lê Tiến Bắc - Trưởng Công an huyện Phú Xuyên bộc bạch: "Nhà báo cứ trực tiếp về hai xã tìm hiểu, tôi có nói thế nào thì cũng chẳng khách quan". Qua thực tế nhận thấy, chủ trương đưa Công an chính quy về đảm nhiệm chức danh Công an xã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, nắm vững pháp luật, có kinh nghiệm, bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo ANTT, được người dân ủng hộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều năm trước, tình trạng đòi nợ, mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn huyện Phú Xuyên thường được giải quyết bằng cách: Ném chất bẩn vào nhà gây uy hiếp tinh thần, nhắn tin hoặc gọi điện “nhắc nhở khéo”, vào nhà nằm ăn vạ… Thỉnh thoảng trên địa bàn lại xảy ra một vụ người dân báo bị các đối tượng “quấy rầy” với mục đích yêu cầu trả nợ, gây bất an cho khu dân cư. Tuy nhiên, giờ đây mọi việc đã khác.

Công an xã Phú Yên được bố trí phòng làm việc trong trụ sở UBND. Tiếp chúng tôi, Thiếu tá Vũ Văn Hoàng - Trưởng Công an xã Phú Yên cho biết: “Mình thấy xe của nhà báo từ nãy rồi”. Hóa ra, anh theo sát tôi. Thiếu tá Hoàng cho biết: Nếu không đi tuần tra rồi vô tình gặp nhà báo thì anh em ngồi trực quan sát hệ thống camera đảm bảo ANTT cũng sẽ phát hiện có người lạ vào thôn, xóm. Nhờ có 16 "mắt thần" camera đảm bảo ANTT được lắp đặt bằng nguồn xã hội hóa làm “tai mắt” khiến tội phạm khiếp sợ.

"Mắt thần" camera giúp Công an xã Phú Yên kiểm soát tốt địa bàn

Nhớ lại vụ án “Xâm phạm chỗ ở của người khác” xảy ra trên địa bàn xã vào tháng 7/2020, nạn nhân là vợ chồng anh Nguyễn Đức Thịnh - chị Trần Thị Chung bị Phạm Văn Cường và hai đối tượng khác trú tại xã Tri Thủy (huyện Phú Xuyên) đến nhà “ăn vạ” nhiều ngày, uy hiếp tinh thần gia đình để đòi nợ tài sản là mảnh đất anh chị đang ở, gây mất ổn định tình hình. Xét thấy hành vi của các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, anh em Công an xã triển khai ngay biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo tình hình, đồng thời đề xuất với Công an huyện vào cuộc, nhờ đó vụ việc đã được “hóa giải” thành.

Cũng năm 2020, khi lực lượng Công an xã chính quy vừa mới thành lập, sau nhiều ngày trinh sát, anh em phát hiện Nguyễn Văn Hùng (Hùng Đen, SN 1992), trú tại thôn Thượng Yên có biểu hiện cầm đầu hoạt động mua bán ma túy. Thiếu tá Vũ Văn Hoàng nhớ lại: "Nhờ có tinh thần đấu tranh tội phạm của người dân cùng "mắt thần" camera, Công an xã phối hợp với Công an huyện và Công an TP đã triệt xóa được tụ điểm ma túy do “Hùng Đen” cầm đầu tồn tại thời gian dài".

Quả thật, kể từ khi bóng dáng sắc phục Công an xuất hiện trên những nẻo đường, ngõ xóm, mọi thứ đã trở nên rất khác. Kể lại câu chuyện “an dân” của Công an xã ngay từ cơ sở, Thiếu tá Vũ Văn Hoàng tâm sự, ngày mới về xã, anh nắm được tình hình một gia đình đang ngấm ngầm kiện tụng nhau bởi tranh chấp đất đai. Một số thành viên tuyên bố: “Nếu không tìm được tiếng nói chung thì… máu sẽ đổ”. Vậy là liên tục một thời gian dài, anh em Công an xã xuống tận gia đình, gặp gỡ, lắng nghe tâm tư của từng thành viên.

Mỗi lần xuống là một lần thuyết phục, phân tích lý lẽ, bởi việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên quy định được nêu rõ trong các văn bản. Khi các thành viên trong gia đình tìm đầy đủ giấy tờ hợp pháp, anh em Công an lại hướng dẫn mang đến bộ phận địa chính để được tư vấn, giải thích. Đồng thời, mời gia đình lên trụ sở để vận động, tuyên truyền, bởi sống ở quê, lại là anh em máu mủ ruột rà, còn phải gặp nhau, lấy chỗ đi lại cho con cháu về sau, không thể vì đất đai mà từ bỏ nhau. Nhờ sự kiên trì của anh em Công an xã, cuối cùng mâu thuẫn gia đình nọ được hoá giải.

Người dân được cán bộ chiến sỹ Công an xã Phú Yên tận tình hướng dân làm Căn cước công dân

Thành quả từ sự quyết tâm

Khác với xã Phú Yên, xã Nam Triều nằm ở địa bàn giáp ranh 6 xã, thị trấn khác, đường thông các ngả nên tập trung các đối tượng về hoạt động khiến tình hình ANTT những năm trước đây khá phức tạp. Trước khi Bộ Công an có chủ trương đưa Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã thì Công an huyện Phú Xuyên đã rất quan tâm với mục tiêu giúp địa phương này sớm ổn định tình hình.

Trung tá Nguyễn Trọng Hiếu - Trưởng Công an xã Nam Triều chia sẻ: “Chắc Nam Triều toàn lính hình sự về nên nhiều năm nay, các đối tượng nghiện, trộm cắp, đám lưu manh giảm hẳn”.  Quả thật, "trộm nhìn" các anh Công an xã Nam Triều, anh nào anh nấy cũng có nghề, có cái chất riêng mà đúng chỉ lính hình sự mới có. Sau gần 3 năm gắn bó với Nam Triều, lực lượng Công an xã đã cảm hóa được nhiều đối tượng tiền án, tiền sự, triệt xóa được tụ điểm ma tuý.

Đặc biệt, ngày 18/8/2021, sau nhiều ngày theo dõi, mật phục, Công an xã phối hợp với Công an huyện đã bắt giữ 2 đối tượng Lưu Phấn Thảo (SN 1988) và Nguyễn Kim Sứng (SN 1967) đều là đối tượng nghiện ma túy, có tiền án, tiền sự, thường trú tại thôn Phong Triều, xã Nam Triều để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Tiến hành điều tra, lực lượng Công an phát hiện các đối tượng này còn gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản khác của người dân.

Theo Trung tá Nguyễn Trọng Hiếu, để Nam Triều có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công an TP, Công an huyện, các cấp chính quyền, còn có sự ủng hộ nhiệt tình của người dân trên địa bàn. Sự gắn kết giữa chính quyền địa phương với người dân đã góp phần tạo nên một Nam Triều vững mạnh, đoàn kết.

Mặc dù còn bộn bề khó khăn về nơi ở nhưng cán bộ, chiến sỹ Công an xã Nam Triều vẫn luôn vui tươi và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nam Triều là xã có 7.215 nhân khẩu nhưng có tới 149 đối tượng tiền án, tiền sự, tù tha về; trong mọi công việc chung, bà con đều ủng hộ Công an, chính quyền hết mình. Họ tích cực tham gia vào đội tự quản, dân vận khéo, các tổ hoà giải, tạo nên mối đoàn kết, tương thân, tương ái của xã vùng trũng. Nhờ đó, mâu thuẫn được giải quyết ngay từ cơ sở, không để phát sinh nguy cơ mất ANTT trên địa bàn.

Nhận được niềm tin yêu, quý mến của người dân trong xã, đồng nghĩa với việc các anh bận rộn hơn với những việc không tên từ cơ sở. Dù nhà gần, nhưng hầu hết anh em thường xuyên trực 100% vì: “Có khi chỉ mất con gà, con chó, gia đình xích mích, hàng xóm cãi nhau… người dân cứ gọi Công an cho bằng được. Nửa đêm cũng phải xuống giải quyết. Cứ phải nhìn thấy anh em Công an thì họ mới yên tâm” -  Trung tá Nguyễn Trọng Hiếu tâm sự.

Dù đóng quân tạm thời tại trường học của xã bỏ hoang từ nhiều năm qua, tuy còn thiếu thốn bộn bề, nhưng các anh luôn nhận được sự đóng góp ủng hộ của bà con, từ trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ cho đến cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc tại xã. Với lực lượng Công an xã, không có gì tốt đẹp và đáng quý, đáng trân trọng hơn bằng tình yêu thương, sự ủng hộ của người dân nơi cơ sở. Bởi dân là gốc, thực hiện tốt vận động, tuyên truyền ngay từ cơ sở sẽ giảm mọi mâu thuẫn, nguy cơ mất ANTT, cũng là cách giảm tải công việc cho lực lượng Công an, góp phần bảo vệ bình yên cuộc sống của người dân.

Cán bộ Công an xã Nam Triều hướng dẫn người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ làm Căn cước công dân 

Thượng tá Lê Tiến Bắc - Trưởng Công an huyện Phú Xuyên khẳng định: Đây là 2 trong nhiều xã của huyện từ khi có Công an chính quy về đã giúp địa phương ổn định tình hình. Từ năm 2021 đến nay, cả xã Phú Yên và Nam Triều đều không để xảy ra các vụ trọng án hay vụ án phải xử lý hình sự. Một số vụ va chạm, xích mích khi vừa xảy ra đã được anh em Công an xã có mặt kịp thời giải quyết dứt điểm. Nhiều vụ việc, sau khi được giải thích, tuyên truyền, vận động, những người liên quan đã hiểu ra vấn đề, giúp hòa thuận tình làng nghĩa xóm. Các tụ điểm trước đây thường tập trung đối tượng nghiện ma túy, tiền án, tiền sự đã được dẹp bỏ tuyệt đối…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ