Đề xuất định danh tài khoản người dùng Facebook, Zalo bằng số điện thoại
Kinhtedothi- Bộ TT-TT đang đề xuất bổ sung quy định mới về việc sử dụng số điện thoại để định danh tài khoản người dùng mạng xã hội.
Đây là nội dung được Bộ TT-TT đưa ra tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2023/07/18/oif.jpg)
Quy định mới về xác thực tài khoản mạng xã hội
Một trong những nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72 là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.
Theo tờ trình được Bộ TT-TT gửi lên Chính phủ, Luật An ninh mạng đã có quy định các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm "Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số" và "cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng".
Theo Bộ TT-TT, quy định này có tính khả thi khi hiện nay đa phần các mạng xã hội trong và ngoài nước đều đã yêu cầu xác thực bằng số điện thoại người dùng. Việc bổ sung quy định mới sẽ cụ thể hóa hình thức này và tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.
Mạng xã hội rà soát, kiểm duyệt nội dung theo đúng quy định
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72 cũng bổ sung quy định về việc khóa tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung.
Theo đó, các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới phải tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Quy định này sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay.
Trong dự thảo Nghị định thay thế, cơ quan soạn thảo cũng đã bổ sung quy định về việc các mạng xã hội phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung trên nền tảng của mình theo yêu cầu của Bộ TT-TT, để tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên không gian mạng.
Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet cho các đối tượng này theo yêu cầu của Bộ TT-TT.
![Sẽ xử lý tài khoản mạng xã hội không định danh](https://resource.kinhtedothi.vn/2023/05/09/ef0b663d-5821-42f1-a33f-2b8633647bc0.png)
Sẽ xử lý tài khoản mạng xã hội không định danh
Kinhtedothi-Vấn nạn lừa đảo, xúc phạm uy tín, danh dự tổ chức, cá nhân, cùng nhiều nội dung độc hại vẫn tràn lan trên môi trường mạng có một phần nguyên nhân là hiện nay mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin OTT có phép ẩn danh của người dùng.
![Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/06/27/new-project-2023-04-12t153448-503-9673.jpg)
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền
Kinhtedothi - Thanh toán trực tuyến cho các giao dịch mua bán hàng hóa trực tiếp, online… dần trở nên thông dụng. Kéo theo đó là những chiêu trò lừa đảo như làm giả biên lai chuyển tiền thành công của các ngân hàng ngày càng phổ biến.
![Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến: Cuộc chiến trường kỳ](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/06/27/nguoi-tieu-dung-can-can-trong-khi-mua-hang-truc-tuyen-de-dam-bao-loi-ich-cho-chinh-minh-anh-thanh-hai.jpg)
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến: Cuộc chiến trường kỳ
Kinhtedothi - Nâng cao nhận thức của người dùng về an toàn trên môi trường số nói chung và phòng, chống lừa đảo trực tuyến nói riêng được xem là giải pháp quan trọng nhất nhằm hạn chế vấn nạn mất an toàn trên không gian mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp.