Kinhtedothi – Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Luật Việc làm quy định mức đóng BHTN của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng. Do đó, chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng BHTN, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ BHTN kết dư lớn.
Thực tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ BHTN.
Vì vậy, Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất linh hoạt mức đóng BHTN theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Thời điểm đóng BHTN của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHTN tháng đó. Người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với trường hợp này.
Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ BHTN theo mức do Chính phủ quy định.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cũng quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng BHTN.
Thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm viejc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng BHTN cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp kế tiếp được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Kinhtedothi – Cử tri tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ LĐTB&XH cho phép được hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần. Bộ LĐTB&XH tiếp thu ý kiến để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Kinhtedothi - Chiều 18/1, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ)TP Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đến thăm, tặng quà Tết cho người lao động khó khăn của Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà, Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long.
Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...
Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Kinhtedothi - Ngày 11/1, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ tổ chức Chương trình Tết Sum vầy – Xuân ơn Đảng và Chợ tết công đoàn năm 2025.
Kinhtedothi – Tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công của TP Hà Nội là 2.521 tỷ đồng, trong đó trên 78.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 2.169 tỷ đồng.