Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐH Quốc gia Hà Nội khai giảng năm học mới tại cơ sở Hoà Lạc

Kinhtedothi- Chiều 23/10/2022, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Khu đô thị ĐHQGHN Hòa Lạc. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đối với thầy và trò ĐHQGHN, đặc biệt là 1500 sinh viên khóa QH.2022.

Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng ĐHQGHN
Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng ĐHQGHN

Đến dự buổi lễ có Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo các uỷ ban Quốc hội và ĐHQGHN.

Năm học mới 2022-2023 bắt đầu với thầy và trò của ĐHQGHN trong một bối cảnh đặc biệt, đó là Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo mô hình đại học thông minh, đại học xanh, đồng bộ về cơ sở vật chất, hiện đại về trang thiết bị đã được chính thức đưa vào vận hành, từng bước hoàn thiện, đồng bộ theo hướng “5 trong 1”, góp phần nâng tầm ĐHQGHN trong giai đoạn mới. 

Năm nay là năm học đầu tiên ĐHQGHN tại Hòa Lạc đón 1.500 sinh viên QH.2022 của ĐHQGHN thuộc Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Y - Dược, Trường ĐH Việt Nhật, Trường Quốc tế tới học tập tập trung.

Trong diễn văn khai giảng, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chia sẻ: Dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với quy mô 1.113 ha.

Năm 2018 dự án được chuyển chủ đầu tư từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN. Sau gần 20 năm, tổng số vốn giải ngân cho dự án mới đạt được khoảng 15%, chủ yếu tập trung vào giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao phần thưởng cho 12 sinh viên khóa QH.2022 là Thủ khoa đầu vào của 12 đơn vị đào tạo
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao phần thưởng cho 12 sinh viên khóa QH.2022 là Thủ khoa đầu vào của 12 đơn vị đào tạo

ĐHQGHN hiện có quy mô khoảng 60.000 học sinh, sinh viên và thầy cô giáo. Tuy nhiên, toàn bộ khu vực nội thành của ĐHQGHN chỉ có 16 ha, chủ yếu thuộc ba trường thành viên: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường ĐH Ngoại ngữ. Phần lớn các đơn vị trong ĐHQGHN phải đi thuê cơ sở vật chất với chi phí hàng trăm tỷ mỗi năm. Không gian cho đào tạo và nghiên cứu khoa học rất chật chội, hầu như không có không gian để nghiên cứu chuyển giao và hợp tác cung ứng dịch vụ. Do đó, đưa dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc vào sử dụng sẽ giúp tạo ra không gian mới để nâng tầm ĐHQGHN.

Ngày 19/05/2022, Cơ quan ĐHQGHN đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc- là dấu mốc đánh dấu sự chuyển mình của toàn ĐHQGHN hướng tới một không gian phát triển mới về cơ sở vật chất, đời sống học thuật và quản trị đại học.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân kỳ vọng, với quyết tâm của thầy và trò ĐHQGHN, đến năm 2025 sẽ có 25.000 sinh viên tới học tập tại Hòa Lạc. Với không gian phát triển mới, ĐHQGHN sẽ nhanh chóng vươn lên, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, xứng đáng trở thành trung tâm tri thức hàng đầu. 

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và người học trong việc chuyển trụ sở Cơ quan ĐHQGHN, tổ chức tuyển sinh và triển khai đào tạo tại Hòa Lạc. Qua đó,Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đề nghị, các nhà khoa học và lãnh đạo ĐHQGHN cần tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Khu đô thị ĐHQGHN; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên; đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng cũng như đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho sinh viên....

Trong khuôn khổ Lễ khai giảng, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao phần thưởng cho 12 sinh viên khóa QH.2022 là Thủ khoa đầu vào của 12 đơn vị đào tạo.

Cùng ngày 23/10 tại ĐHQGHN đã diễn ra nhiều hoạt động như: Triển lãm ảnh ĐHQGHN qua các thời kỳ, Hội trại “Tự hào Câu lạc bộ tôi”; Hội thao Thanh niên khỏe; Hội thi dân vũ; Cuộc thi “Rung chuông vàng”; Teambuilding "Sức mạnh Câu lạc bộ tôi”; Phát động “Gửi thư cho mình ở tương lai”; Gala Chào Tân sinh viên ĐHQGHN; Liên hoan các Câu lạc bộ nghệ thuật…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ