Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dịch CoVid- 19, sầu riêng trái vụ rớt nửa giá

Kinhtedothi - Giá sầu riêng tại vườn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị rớt giá thảm hại do nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu thị trường giảm mạnh vì ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch CoVid- 19.

Sáng nay (15/2), khảo sát tại nhiều chợ bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy, giá sầu riêng đang quay đầu giảm mạnh. Nếu như trước tết, sâu riêng chính vụ được bán với giá 100.000 – 150.000 đồng/kg, thì hiện nay dù đang là mùa sâu riêng trái vụ, thương lái chỉ bán với giá 70.000 – 80.000 đồng/kg.

 Sầu riêng trái vụ ở miền Tây bắt đầu chín rộ nhưng thương lái chấp nhận bỏ cọc chứ không chịu thu mua
“Chưa có năm nào sầu riêng trái vụ giá lại xuống thảm như năm nay, thông thường vì sâu riêng trái vụ có số lượng ít nên giá đắt hơn 20-50% so với chính vụ. Nhưng năm nay là ngoại lệ, giá giảm cả phân nữa so với năm ngoái. Hàng không xuất được sang Trung Quốc, họ không mua, mà dân mình cũng ngại sang đấy vì sợ dịch CoVid- 19”, chị Ngọc Mai, một thương lái chuyên cung cấp sầu riêng tại chợ Cây Gõ (quận 6) chia sẻ.
Chỉ chuyên bán sầu riêng, anh Thành – chủ vựa sầu riêng tại chợ Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình) cho biết, không dám gom sầu riêng trái vụ số lượng lớn vì không xuất được qua Trung Quốc dù nhiều nhà vườn có sẵn hàng. 
"Hiện, tôi chỉ nhận được các đơn hàng bán trong nước. Đa phần là các đầu mối sỉ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nếu lấy khoảng 1 tấn có giá sỉ 50.000 đồng một kg, còn lấy trên 2 tấn giá sỉ là 40.000 đồng", anh Thành nói.
Cũng theo anh Thành, mọi năm anh bán sầu riêng trái vụ giá từ 100.000 -180.000 đồng/kg thì này chỉ bán với giá 70.000 – 80.000 đồng/kg.
“Năm ngoái, nhiều vụ thu mua không có sầu riêng để bán thì nay trái ngược, hàng chất đống không có lối ra dù giá rẻ bèo", anh Thành than thở.
Đồng quan điểm với anh Thành, Chị Huyền, tiểu thương tại chợ Tân Bình (phường 6, quận Tân Bình) cho biết, không riêng gì sầu riêng nguyên nhân hầu hết các loại trái cây rớt giá là do cửa khẩu Trung Quốc đóng từ trước Tết, thương lái không thu mua và nhiều người dù có tìm cách bán hàng trong nước nhưng không hết.
“Bán sầu riêng phải chấp nhận bỏ vốn cao, ôm hàng để đó mà không bán được thì chết vốn. Bởi dậy, hầu như không còn thương lái nào dám thu mua số lượng lớn, chỉ nhập vừa đủ tiêu thụ cho mối quen”, chị Huyền nói.
Nhiều chủ vườn trái cây ở Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang); Chợ Lách (Bến Tre) cho biết chưa khi nào giá sầu riêng sau Tết rớt thảm hại như năm nay.
Chú Bốn, chủ vườn trái cây ở Cai Lậy cho biết, thương lái hạ giá sầu riêng làm chú lỗ cả trăm triệu đồng với vườn sầu riêng 4.000m2.
“Trước Tết họ đặt cọc mua sầu riêng với giá 75.000 đồng/kg, sau Tết sẽ thu hoạch để xuất bán sang Trung Quốc nhưng nay giá rớt còn 49.000 đồng/kg nên họ "bỏ của chạy lấy người", chú Bốn than thở.
Cũng theo chú Bốn, không chỉ sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, thanh long cũng đang giảm giá mạnh mà thương lái cũng thờ ơ. Tại vườn ở Tân Phong (Tiền Giang), giá chôm chôm chỉ còn 10.000 đồng/kg trong khi trước đây ở mức 25.000-35.000 đồng/kg. Nhiều chủ vườn không biết phải làm sao khi trái bắt đầu chín rộ.
"Thói quen của các chủ vườn thường chờ thương lái tới tận vườn thu hoạch, trong khi thương lái lại phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc nên nhà vườn luôn ở thế bị động. Đặc biệt, sau khi có dịch CoVid- 19, thương lái càng sợ nên không muốn giao thương gì liên quan đến Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhà vườn và người kinh doanh trái cây trong nước”, chú Bốn nói thêm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ