Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dịch vụ ăn uống tăng giá mạnh sau Tết Nguyên đán 2022

Kinhtedothi - Mặc dù đã kết thúc kỳ nghỉ Tết, hệ thống chợ truyền thống mở cửa trở lại nhưng nhiều hàng quán ăn uống vẫn lấy lý do thực phẩm đứng ở mức cao để “chặt chém” khách những ngày đầu năm.

Khảo sát của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tại một số quán ăn trên đường La Thành, Ngọc Khánh (quận Ba Đình) và khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) cho thấy, mặc dù đã là ngày mùng 8 tháng Giêng nhưng hầu hết đều phụ thu thêm 15.000 - 20.000 đồng/bát. Hiện một xuất bún chả Hàng Mành có giá 50.000 - 70.000 đồng, phở bò Bát Đàn 60.000 - 75.000 đồng/bát, bún riêu đồng loạt tăng giá từ 50.000 đồng/bát lên 70.000 đồng/bát.

Người dân ăn phở trên khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm

Tại các nhà hàng, quán ăn có thương hiệu, hiện tượng “chặt chém” khách hàng thông qua hình thức tăng giá tuy không diễn ra, nhưng lại biến tướng bằng việc bớt lượng đồ ăn chỉ bằng 2/3, thậm chí chỉ bằng một nửa so với ngày thường.

Anh Phạm Hùng ở đường Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) phản ánh, ngày đi làm đầu năm mới, anh và đồng nghiệp đi ăn trưa tại một quán lẩu trên phố Trúc Bạch. Khi gọi 4 suất lẩu thập cẩm với giá gần 2 triệu đồng, nhưng thực đơn cho mỗi suất chỉ hơn 10 con ngao, 3 - 4 miếng cá thái mỏng, 2 con tôm, vài ba lát thịt bò cắt mỏng và ít rau muống, cải cúc, bắp cải… không tương xứng với số tiền bỏ ra.

Trả lời thắc mắc vì sao các quán ăn tăng giá bán những ngày đầu năm mới, bà Nguyễn Thị Mai - chủ quán ăn trên phố La Thành thông tin, những ngày này mặc dù thịt lợn, bò không tăng giá nhưng vẫn đắt hơn ngày thường 30.000 - 40.000 đồng/kg. Đặc biệt mặt hàng rau xanh, thủy hải sản đứng ở mức cao tương đương thời điểm áp Tết, hiện tôm thẻ từ 300.000 - 450.000 đồng/kg tùy loại to nhỏ, tôm sú 500.000 - 600.000 đồng/kg, xà lách 50.000 đồng/kg, rau cần 15.000 - 18.000 đồng/mớ, cải cúc 8.000 - 12.000 đồng/mớ, cà chua 30.000 - 35.000 đồng/kg… Thêm vào đó đa phần nhân viên về quê ăn Tết chưa lên Hà Nội đi làm trở lại, nên quán phải thuê lao động giá cao cũng là nguyên nhân khiến cửa hàng phải tăng giá bán suất ăn.

Theo Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng, quy định của Luật Giá đã nêu rõ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá, hoặc có hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 1 triệu đồng được quy định tại Nghị định 109/2013; Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng, được áp dụng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.

“Để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của mình, người dân trước khi sử dụng dịch vụ ăn uống nên hỏi trước giá, khi phát hiện cửa hàng, tổ chức kinh doanh bán giá cao hơn giá niêm yết, nên thông báo cho cơ quan có thẩm quyền như cục quản lý thị trường, UBND các cấp, công an phường sở tại” - ông Nguyễn Mạnh Hùng khuyến cáo.

Hà Nội: Giá thực phẩm giảm mạnh kéo CPI tháng 10 giảm 0,03%

Hà Nội: Giá thực phẩm giảm mạnh kéo CPI tháng 10 giảm 0,03%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ