Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm danh loạt doanh nghiệp chia cổ tức khủng

Mùa Đại hội đồng cổ đông đang bước vào giai đoạn cuối. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, điều nhà đầu tư trông đợi nhất là kế hoạch chia cổ tức của doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư đã thành công khi "săn" được những doanh nghiệp chi trả cổ tức khủng.

Điểm tên những doanh nghiệp chia cổ tức khủng

Trong bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn của năm 2023 với đơn hàng thiếu hụt, tiêu thụ sản phẩm suy yếu và lợi nhuận sụt giảm, nhiều doanh nghiệp đã phải hạn chế chia cổ tức. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức đáng kể cho năm 2023 và cả năm 2024.

Dẫn đầu về tỷ lệ chia cổ tức cho năm 2023 có thể kể đến CTCP Vinacafé Biên Hòa (HoSE: VCF) với mức chia cổ tức 250% (25.000 đồng/cổ phiếu), tương ứng với việc chi hơn 664 tỷ đồng.

Vinacafé Biên Hòa là một trong những doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức rất cao cho cổ đông. Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2021, VCF cũng trả cổ tức ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu; đỉnh điểm là năm 2017, cổ tức lên đến 66.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2023, VCF ghi nhận doanh thu thuần 2.353 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 450 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 41% so với năm 2022.

Ảnh minh hoạ

Với truyền thống trả cổ tức “khủng”, chính sách cổ tức năm 2024 của Nhựa Bình Minh là thông tin đang được giới đầu tư chờ đợi, nhất là trong mùa đại hội cổ đông năm ngoái, lãnh đạo doanh nghiệp này đã tiết lộ “có thể trả cổ tức cao cho đến năm 2025”. Trước đó, trong 4 năm liên tục, từ 2020 - 2023, Nhựa Bình Minh đều duy trì tỷ lệ cổ tức bằng tiền trên 100%. Thậm chí, năm 2023, tỷ lệ cổ tức của doanh nghiệp này lên tới 118%.

Sang năm 2024, Nhựa Bình Minh đưa ra chính sách cổ tức tối thiểu 50% trên lợi nhuận sau thuế.

CTCP Cảng Xanh VIP (UpCom: VGR) chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2023 với tỷ lệ tới 60%. Trước đó, VGR đã tạm ứng cổ tức đợt 1 vào cuối tháng 5/2023 với tỷ lệ 10%. Như vậy tổng mức chia cổ tức cho năm 2023 lên tới 70% theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 công bố vào ngày 14/3 vừa qua. Trước đó, trong năm 2022, VGR chia cổ tức với tỷ lệ 40%, năm 2021 là 25%, năm 2020 là 20%.

Sau khi đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25% vào cuối tháng 8/2023, Hội đồng quản trị CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) mới đây tiếp tục thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 2-2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%. Như vậy, tổng mức chia cổ tức năm 2023 lên tới 50%, đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp công ty duy trì mức chia cổ tức này cho cổ đông. Năm 2023, RAL ghi nhận doanh thu thuần hơn 8.316 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 584 tỷ đồng, đều tăng 20% so với năm trước và là năm có kết quả kinh doanh cao kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.

Một doanh nghiệp khác cũng có tỷ lệ chia cổ tức cao là CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây (UpCom: WSB) – công ty con của Sabeco (HOSE: SAB), với tỷ lệ 30% mới công bố. Nếu tính luôn việc tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%, tổng mức chia cổ tức cho năm 2023 của WSB lên tới 40%, là mức chia cao nhất trong ba năm qua. Cụ thể, tỷ lệ chia cổ tức năm 2021-2022 của WSB là 30%, năm 2020 là 50%. Đây cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao ổn định kể từ khi niêm yết năm 2010 đến nay.

Năm 2023, Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM) ghi nhận doanh thu tăng nhẹ so với năm trước, lên mức 60.479 tỷ đồng, hoàn thành hơn 95% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.019 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và vượt 5% mục tiêu đề ra.

Theo đồng thuận tại đại hội, Vinamilk chia cổ tức đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ 9,5%. Trước đó, Vinamilk đã tạm ứng 3 đợt cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tổng tỷ lệ 29%. Với quyết định mới nhất, cổ tức cho cho cả năm 2023 sẽ là 38,5%, tương đương số tiền chi hơn 8.000 tỷ đồng, tương đương 91% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho cổ đông.

Dù kết quả kinh doanh 2024 còn đang ở phía trước, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết sẽ nỗ lực duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức như tổng mức chi trả của 2023.

Ngoài các doanh nghiệp trên, sàn chứng khoán còn một số doanh nghiệp được xem là “gà đẻ trứng vàng” cho cổ đông, nhà đầu tư. Chẳng hạn, CTCP Mía đường Sơn La trong niên độ tài chính 2023 trả cổ tức bằng tiền mặt 15.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 150% vốn điều lệ, cao hơn 50% so với kế hoạch. Với mức giá giao dịch bình quân quanh 150.000 đồng/cổ phiếu, tỷ suất cổ tức trên thị giá SLS rơi vào khoảng 10%, cao gấp đôi so với lãi suất tiết kiệm dài hạn. SLS dự kiến, trong niên độ kế toán từ ngày 1/7/2023 đến 30/6/2024, Công ty sẽ trả cổ tức tỷ lệ 50%/vốn điều lệ. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, cổ tức thực trả có thể cao hơn nhiều, bởi SLS có truyền thống đặt kế hoạch khiêm tốn hơn thực tế.

Một doanh nghiệp khác có mức trả cổ tức “khủng” là CTCP Cadivi (mã CAV). Năm 2023, Cadivi đã chi trả tổng cộng 5 đợt cổ tức bằng tiền với tổng tỷ lệ 140%.

Đầu tư lâu dài, chọn cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức cao là hợp lý

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược của Công ty Chứng khoán VPS, nhận xét trên sàn chứng khoán, những doanh nghiệp chi trả cổ tức ở mức trên 100% chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Các cổ phiếu của những doanh nghiệp này thường có thị giá cao và không phải lúc nào cũng mua được số lượng lớn do thanh khoản thấp, vì cổ đông có xu hướng nắm giữ để nhận cổ tức. Tuy nhiên, nếu theo đuổi chiến lược đầu tư dài hạn, các cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức cao luôn là lựa chọn hợp lý.

Ông Khánh nhận định, những doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức từ 10% trở lên đi kèm với triển vọng tăng giá của cổ phiếu sẽ mang lại mức sinh lời thỏa đáng.

Theo ông Khánh, các nhóm doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn vừa có triển vọng kinh doanh tốt, vừa duy trì mức cổ tức cao qua từng năm gồm: công nghệ viễn thông, dược phẩm như FPT, CMG, CTR, ELC, DHG, IMP, DBD; nhóm dầu khí như PVS, PVD, GAS; nhóm tiện ích điện nước như BWE, TDM, BTP, VSH; và nhóm bảo hiểm như PVI, BVH, BMI.

Ông Phạm Bình Phương, chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset, khuyên rằng những nhà đầu tư muốn an toàn nên xem xét các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thiên về sản xuất hoặc các doanh nghiệp ngành tài chính có tính ổn định cao như ngành bảo hiểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền cao tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư cũng là lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, việc tự đầu tư vào cổ phiếu theo chiến lược cổ tức hoặc chênh lệch giá đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, thông tin và thời gian để mang lại hiệu quả.

Theo thống kê từ VietstockFinance, trong năm 2023, có 749 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM, trong đó có 441 đơn vị chi trả với tỷ lệ từ 10% trở lên.

TPBank công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu

TPBank công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

09/01/2025 | 16:35

Kinhtedothi - Bạn đã bao giờ tự hỏi phế liệu xung quanh có thể biến thành tiền như thế nào chưa? Dịch vụ tại công ty có nhanh chóng quy trình thanh toán rõ ràng không? Giá thu mua có hấp dẫn? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá tất cả các bí mật về thu mua phế liệu.

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

09/01/2025 | 15:34

Kinhtedothi - Chuẩn hoá mô hình nhà máy thông minh từ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị và công nghệ, từ đó tăng vị thế, sức cạnh tranh. Song để khơi thông dòng chảy cần sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ