Điểm nhấn công nghệ tuần: Bộ Công an điều tra vụ lừa đảo tiền ảo iFan 15.000 tỷ đồng
Kinhtedothi - Bộ Công an điều tra vụ lừa đảo tiền ảo iFan 15.000 tỷ đồng; Thuê bao di động 11 số sẽ đổi sang 10 số từ ngày 15/9; Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội... là nội dung chú ý tuần qua.
Bộ Công an điều tra vụ lừa đảo tiền ảo iFan 15.000 tỷ đồng |
Trước đó, ngày 11/4/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3318/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành xử lý vụ lừa đảo tiền ảo hơn 15.000 tỷ đồng. Theo công văn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo 6 bộ, ngành bao gồm: Bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương xem xét, xử lý “Vụ lừa tiền ảo hơn 15.000 tỷ đồng”.
Từ sáng 8/4/2018 trên Facebook đăng tải hình ảnh hàng chục người kéo đến trụ sở Công ty CP Modern Tech giăng băng rôn tố cáo Modern Tech và nhóm phát triển iFan, Pincoin lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 15.000 tỉ đồng và "cầu cứu" cơ quan chức năng vào cuộc. Sau đó, một số bị hại đã gửi đơn tố cáo ông Vũ Hữu Lợi (người đồng sáng lập, kiêm Giám đốc phát triển iFan Quốc tế) và nhóm sáng lập Modern Tech đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an.Morden Tech là đơn vị pháp nhân, cha đẻ của hai đồng tiền ảo iFan và Pincoin. Trụ sở tại tòa nhà văn phòng ngay giữa trung tâm Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Sự hào nhoáng về địa điểm này đã ngay lập tức tạo niềm tin cho nhiều nhà đầu tư.Theo những nhà đầu tư, Modern Tech được cầm đầu bởi 7 người Việt Nam, kêu gọi đầu tư vào đồng tiền ảo iFan như một loại cổ phiếu có giá trị trên nền tảng quản lý nghệ sĩ.Để phát triển hệ thống, nhóm iFan sử dụng hình thức ủy thác đầu tư với mức lãi 48%/tháng và tùy theo từng gói đầu tư từ 100 - 100.000USD mà có mức lãi từ 0,1 - 0,35%/ngày. Ngoài ra, nhóm này còn thực hiện chi trả hoa hồng môi giới với 8 cấp khác nhau, tương ứng mức 0,1 - 8% trên số tiền nhà đầu tư mới tham gia.Để tạo lòng tin với các nhà đầu tư, những người đại diện Modern Tech tuyên bố đang đàm phán với các ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam ký hợp đồng độc quyền, nhà đầu tư có thể sử dụng iFan mua sản phẩm âm nhạc, mua vé máy bay...Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an nhận định, hành vi nêu trên của Modern Tech là hình thức kinh doanh đa cấp sử dụng tiền số iFan, vì vậy phải sớm điều tra việc hưởng lợi của các cá nhân nói trên, thiệt hại của các nhà đầu tư... Cơ quan điều tra cũng kêu gọi những nạn nhân trong đường dây này cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc đầu tư tiền ảo iFan.Theo chia sẻ của một nhà mạng lớn cho biết, theo đúng kế hoạch thì 15/9 tới đây là thời điểm bắt đầu chuyển đổi đầu số dành cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn tiếp theo, nhà mạng này đang chuẩn bị lên kế hoạch và thông tin đến khách hàng sớm nhất để thực hiện việc chuyển đổi tốt nhất có thể.
Như vậy, sau 1 năm chậm trễ, kế hoạch chuyển đổi mã mạng của thuê bao di động 11 số thành 10 số sắp được hoàn thành. Việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mời nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường và công nghệ trong từng thời kỳ.Bộ TT-TT cũng nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là bình thường và cần thiết, phù hợp cho nhu cầu phát triển. Không chỉ Việt Nam mà khá nhiều nước trên thế giới cũng thường điều chỉnh kho số sau khoảng 10 - 15 năm để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.Hiện tại, Viettel đang là nhà mạng có số thuê bao 11 số lớn nhất và đang sử dụng tới 7 dài số (tương đương với 70 triệu thuê bao) của đầu số 11 số. Vinaphone và Mobifone đang sử dụng mỗi mạng là 5 dải số (tương đươg với 50 triệu thuê bao) của đầu số 11 số. Như vậy, Viettel sẽ có số lượng thuê bao 11 số chuyển sang 10 số lớn nhất so với tất cả các nhà mạng.Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phải hoàn thành kế hoạch chuyển đổi mã mạng của thuê bao 11 số thành 10 số trước 1/6/2018. Bộ trưởng cho biết tiến độ mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra ban đầu đã chậm gần 1 năm.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, khi chuyển đổi thuê bao di động 11 số có dạng: 0166xxxxxxx, 0122xxxxxxx, 0199xxxxxxx, 0188xxxxxxx sẽ được chuyển thành thuê bao 10 số bằng các đầu số được quy hoạch cho dịch vụ cố định hiện nay như 080xxxxxxx, 030xxxxxxx, 050xxxxxxx, 040xxxxxxx, 070xxxxxxx.Như vậy, 7 số cuối của thuê bao di động 11 số hiện nay sẽ vẫn được giữ nguyên khi tiến hành đổi số.Đồng thời, theo Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông, khi đổi số thuê bao, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thông báo trước 60 ngày đến các thuê bao trên phương tiện thông tin đại chúng; cho phép gọi đồng thời cách cũ và cách mới trong vòng 60 ngày.Trước đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phải hoàn thành kế hoạch chuyển đổi mã mạng của thuê bao di động 11 số thành 10 số trước ngày 1/6/2018. Bộ trưởng cho biết rằng, tiến độ mà Bộ TT&TT đề ra ban đầu đã chậm gần 1 năm qua.Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hộiTheo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), hiện có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, DN trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động.
Trong số các mạng xã hội cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, Facebook, YouTube, Facebook Messenger, Zalo, Google+ là những trang có số lượng người sử dụng đông đảo nhất.Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, hầu hết các nhà cung cấp mạng xã hội của Việt Nam hoạt động theo dạng diễn đàn, không được ưa chuộng so với các trang mạng xã hội nước ngoài có nhiều ứng dụng nổi trội hơn hẳn nhờ cấu trúc mạng xã hội phong phú, giao diện thu hút, khả năng tương tác và liên kết cộng đồng cao.
Đồng quan điểm, một số chuyên gia internet cũng nhận định các mạng xã hội Việt Nam tuy nhiều nhưng kém bản sắc, thiếu sáng tạo. Không ít dịch vụ được xây dựng từ sự bắt chước giao diện, tính năng của Facebook.Ngoài ra, tương tự Yahoo 360 trước đây, việc thay đổi thói quen sử dụng của người dùng internet rất khó. Họ đã quen thiết lập mối quan hệ, cập nhật và chia sẻ thông tin, mua sắm trên Facebook, xem video trên YouTube, đăng ảnh trên Instagram... nên lôi kéo họ sang một nền tảng nội địa không hề dễ dàng.Việt Nam có khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số, trong đó, số lượng người sử dụng mạng xã hội qua di động xấp xỉ 50 triệu người. Chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như đã nói là Facebook, YouTube, Zalo,…Thời lượng sử dụng internet và mạng xã hội trong một ngày của người Việt Nam tương ứng 7 giờ và 2,5 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới. Facebook và YouTube là những trang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 61% và 59%.Gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam kết nối đến mạng lưới máy tính maTheo số liệu mới nhất được VNCERT ghi nhận, tính từ đầu năm đến ngày 19/5/2018, đã có 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam và hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).
Ông Nguyễn Trọng Đường - Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) - Bộ TT&TT cho biết, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi vạn vật đều kết nối Internet (IoT), sự cố an toàn thông tin và tấn công mạng diễn ra mỗi phút.Các thiết bị di động trở thành mục tiêu tấn công phổ biến. Cài cắm mã độc và tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Ngày nay, các tin tặc còn được một số chính phủ tài trợ nhằm do thám và phá hoại các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng.Thực tế đã cho thấy, trên thế giới, các hệ thống thông tin lớn lần lượt bị tấn công. Với Việt Nam, thông tin từ đại diện VNCERT cũng cho hay, thống kê của trang securelist.com chỉ ra rằng, Việt Nam xếp thứ 17 trong các quốc gia có người dùng gặp các nguy cơ lây nhiễm cao khi online; xếp thứ 2 trong 15 quốc gia có mức độ lây nhiễm mã độc máy tính cao nhất.Việt Nam cũng nằm trong Top 10 quốc gia đích của tấn công DDoS (Việt Nam đứng thứ 5 trong Top các quốc gia bị tấn công DDoS niều nhất trong quý IV năm ngoái); và Việt Nam còn có tên trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma (Botnet), với 637.395 máy tính bị kiểm soát nằm trong mạng máy tính ma tại thời điểm tháng 1/2018.Nhấn mạnh tình hình an toàn thông tin, tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, và xảy ra trên diện rộng, do vậy các cuộc diễn tập cần được duy trì định kỳ trong các năm tiếp theo, Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường cho biết thêm, Theo báo cáo, ghi nhận của Trung tâm VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 3 loại hình: tấn công lừa đảo (Phishing), tấn công cài mã độc (Malware) và tấn công thay đổi giao diện (Deface). Trong đó, tấn công Malware là 6.400 trường hợp; 4.377 trường hợp tấn công Deface và tấn công Phishing là 2.605 trường hợp.Đáng chú ý, với năm 2018, số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến ngày 19/5/2018, hệ thống giám sát của VNCERT đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, bao gồm 2.661 sự cố Deface, 766 sự cố Malware và 608 sự cố Phishing. Hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).Cùng với đó, các website của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp tục là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công; nhiều cuộc tấn công mạng màu sắc chính trị. Xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo, mạo danh và đánh cắp thông tin… cũng đang gia tăng.