Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Diễn tập các phương án phục vụ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022

Kinhtedothi - Chỉ còn 2 ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, mọi điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực phục vụ kỳ thi đã sẵn sàng ở mức cao nhất để đảm bảo 2 mục tiêu: An toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và kỳ thi chất lượng, nghiêm túc, đúng quy chế.

Tình huống diễn tập thí sinh sốt, được đưa xuống phòng y tế kiểm tra tại điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình. Ảnh: Nguyễn Quyên
Nhuần nhuyễn ở tất cả các khâu
Sáng 8/6, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức diễn tập công tác phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022. Tại quận Ba Đình, diễn tập được tổ chức ở 2 điểm thi: Trường THPT Phan Đình Phùng và THCS Thăng Long với 11 nội dung liên quan toàn bộ quy trình thi của thí sinh từ lúc đến điểm thi, vào phòng thi, làm bài thi, nộp bài, ra về; các tình huống phát sinh - xử lý trong quá trình thi; phân luồng giao thông, hướng dẫn phụ huynh về điểm chờ… “Ban Chỉ đạo thi quận Ba Đình sẽ hoàn chỉnh phương án và triển khai, hướng dẫn đến 5 điểm thi còn lại trên địa bàn quận trong ngày 9/6” - Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng ban Chỉ đạo thi quận Ba Đình Phạm Thị Diễm cho biết.

Ngày 8/6, có mặt tại điểm trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã sẵn sàng. Các ngả đường dẫn vào trường đều lập chốt kiểm soát, từ sáng 12/6 đến khi kết thúc kỳ thi sẽ có người canh gác, không để phương tiện qua lại. Khu vực cổng trường rộng mở và được ngăn rõ ràng với 3 - 5 làn đường để thí sinh đứng xếp hàng, đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m. Tại đây, các nhân viên y tế, lực lượng tình nguyện sẽ đo thân nhiệt, yêu cầu thí sinh rửa tay khử khuẩn. Mỗi phòng 24 bàn, mỗi bàn 1 thí sinh ngồi theo đúng số báo danh và được đảm bảo khoảng cách an toàn.

Trước đó, qua khảo sát điểm thi tại trường THPT Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, trường THCS Thanh Liệt, huyện Thanh Trì và THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, đều cho thấy, điều kiện về cơ sở vật chất tại các điểm thi đã được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đúng hướng dẫn của liên Sở GD&ĐT - Sở Y tế. Các điểm thi đều chuẩn bị tối thiểu 1 phòng thi dự phòng, 1 phòng cách ly để sử dụng trong tình huống phát hiện thí sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc những bất thường khác... Đặc biệt, mỗi điểm thi bố trí tối thiểu 5 cán bộ y tế/lực lượng tình nguyện để đo thân nhiệt thí sinh và cán bộ làm nhiệm vụ trước giờ thi...

Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phòng, chống dịch

Một trong các vấn đề rất được quan tâm là phân luồng thí sinh tại sân trường sau thi và tại khu vực phụ huynh đón thí sinh. Vấn đề này đã được Ban chỉ đạo thi, các thành viên phụ trách điểm thi bàn bạc, diễn tập, có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng.

Điểm thuận lợi năm nay là thí sinh chỉ thi buổi sáng, buổi chiều nghỉ nên mỗi điểm thi sẽ có điều kiện thời gian để phân luồng hợp lý, tránh tình trạng ồ ạt ra một lúc sẽ tiếp xúc gần, không đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch. “Một việc nữa là sau mỗi buổi thi, thí sinh thường đứng co cụm bàn bạc đề thi, đối chiếu kết quả thi… Năm nay các điểm thi sẽ quán triệt, không để tình trạng này xảy ra” - cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng, trưởng điểm thi trường THPT Kim Liên cho biết.

Trước đó, Ban chỉ đạo thi TP Hà Nội và liên ngành Sở GD&ĐT - Sở Y tế đã có lưu ý cụ thể đến phụ huynh, đó là nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về công tác phòng, chống dịch bằng việc không tập trung tại cổng trường, không vào trong khu vực thi, đưa thí sinh đến điểm thi đứng cách điểm thi tối thiểu 50m; chủ động khai báo y tế bằng mã QR Code và theo dõi thân nhiệt, sức khỏe của thí sinh trước khi đến điểm thi.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay là một kỳ thi vô cùng đặc biệt bởi nguyên tắc phòng, chống dịch được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo kỳ thi được tổ chức thành công, một trong những mong muốn của ngành giáo dục là nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh trong việc đồng hành cùng thí sinh trong suốt kỳ thi.

Năm nay, thời gian làm bài được rút ngắn (từ 15 - 30 phút tùy môn thi); thời gian bắt đầu làm bài thi là 8 giờ 30 phút - muộn hơn 30 phút so với mọi năm. Việc lùi thời gian thi giúp thực hiện thủ tục phòng, chống dịch chu đáo hơn. Việc rút ngắn thời gian, giảm độ dài, độ khó của bài thi vừa phù hợp với tình hình ôn thi trực tuyến của học sinh; vừa giảm thời gian tiếp xúc giữa các thí sinh, giảm áp lực cho thí sinh (vì phải đeo khẩu trang trong điều kiện không điều hòa), có tác dụng tích cực trong phòng dịch… “Tất cả các điều chỉnh về thời gian, thời lượng thi đều trên cơ sở tính toán hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh” - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết.

Sáng 9/6, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức cuộc họp toàn ngành, phổ biến các Quy chế thi, phương án phòng, chống dịch trong cán bộ, giáo viên. Chiều 9/6, Ban Chỉ đạo thi TP họp, tập hợp ý kiến, báo cáo tình hình, rút kinh nghiệm. Ngày 11/6, thí sinh làm thủ tục dự thi trực tuyến; các thầy cô quán triệt, phổ biến Quy chế thi đến thí sinh (hoàn thành trước 16 giờ). Chiều 11/6, sau khi họp các Hội đồng thi, sẽ diễn tập trực tiếp tại từng điểm thi, Sở GD&ĐT có video hướng dẫn tổng thể và các tình huống phát sinh tại điểm thi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ