Doanh nghiệp BĐS sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025.
Động lực thúc đẩy thị trường
Tại tọa đàm "Nhận diện thị trường bất động sản cuối năm 2024 và đầu năm 2025" tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đầu quý IV, các chuyên gia đã đưa ra những nhận định khả quan về thị trường bất động sản (BĐS) trong thời gian sắp tới. Theo đó, sự phục hồi diễn ra từng bước, các doanh nghiệp chủ động đưa ra các chiến lược phù hợp.
Tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều dự án cũ sau thời gian dài "ngủ đông" đã được khởi công, chủ đầu tư rốt ráo hoàn tất thủ tục để đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo ông Phạm Lâm - Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, có nhiều động lực quan trọng thúc đẩy thị trường trong thời gian tới. Có thể kể đến đầu tiên là về mặt chính sách, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai nhiều quy định pháp luật một cách rõ ràng và minh bạch hơn. 3 luật là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 là những căn cứ bản lề góp phần giúp thị trường bước vào chu kỳ phát triển theo hướng an toàn và lành mạnh hơn.
Trên cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai TP Hồ Chí Minh. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy ngành BĐS ở mọi phân khúc trong dài hạn, đặc biệt là BĐS nhà ở và BĐS khu công nghiệp.
Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi
Để chuẩn bị cho nhịp tăng trưởng sẽ khởi động từ năm 2025, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có các chiến lược kinh doanh, tài chính sẵn sàng cho sự hồi phục trong năm tới. Các giải pháp được doanh nghiệp sử dụng như huy động nguồn vốn mới, nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế, đẩy mạnh số hóa và quản trị rủi ro tài chính bằng việc đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình quản lý dòng tiền và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Nhiều doanh nghiệp BĐS cũng chủ động điều chỉnh chiến lược phát triển sản phẩm để phù hợp hơn với xu hướng thị trường. Một số dòng sản phẩm dự kiến ra mắt thị trường trong thời gian tới là bất động sản xanh ứng dụng công nghệ thông minh thân thiện với môi trường hay các sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu của bộ phận lớn khách hàng.
Doanh nghiệp cũng đồng thời thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho việc phát triển dự án. Một số doanh nghiệp lựa chọn phát hành hoặc kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Ví dụ như TNR Holdings Vietnam mới đây đã công bố thông tin về việc thay đổi kỳ hạn trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật. Việc thay đổi này dựa trên nhu cầu của các trái chủ, cũng như lịch sử thanh toán luôn đúng hạn, đúng cam kết của TNR Holdings Vietnam những năm qua với các trái chủ.
Được biết đến là doanh nghiệp phát triển các dự án chung cư cao cấp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và khu đô thị tuyến huyện trên khắp cả nước, TNR Holdings Vietnam đang ấp ủ những kế hoạch phát triển mới. Trong bối cảnh vĩ mô đầy rẫy khó khăn những năm gần đây, doanh nghiệp vẫn nỗ lực duy trì và củng cố nội lực, tái cơ cấu tổ chức và tiếp tục phát triển nhiều dự án tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Cao Bằng, Đồng Nai, Hậu Giang, Trà Vinh…
Tính đến thời điểm hiện tại, trái phiếu vẫn được coi là kênh dẫn vốn quan trọng của các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời là kênh thu hút lượng lớn nhà đầu tư. Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều mang lại lợi nhuận tương đối ổn định, không quá cao song vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do hấp dẫn hơn so với lãi suất tiết kiệm.
Sự phục hồi của thị trường BĐS và thị trường trái phiếu có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo các chuyên gia, dù mức độ phục hồi còn chậm so với kỳ vọng nhưng đây là tín hiệu khả quan. Sự phục hồi này một phần là nhờ cú huých từ các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS vừa có hiệu lực trong quý II/2024.
Nhìn về tương lai, dù các khó khăn trong giai đoạn hiện tại vẫn còn tồn tại, nhưng với các biện pháp tài chính linh hoạt và chiến lược cơ cấu dòng tiền hợp lý, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tự tin bước vào năm 2025 với kỳ vọng vào một giai đoạn tăng trưởng mới.
Loay hoay “giải cứu” các dự án bất động sản tại Quảng Nam
Kinhtedothi-Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại và đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, các dự án vẫn chuyển mình chậm, nhiều chủ đầu tư vẫn đang chờ đợi những tín hiệu mang tính đột phá hơn.
Giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản “đắp chiếu”: cần chế tài mạnh
Kinhtedothi - Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo để rà soát các dự án “đắp chiếu” đã nhiều năm với kỳ vọng khơi thông khối tài sản khoảng 59.000 tỷ đồng, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, triển khai như thế nào là vấn đề đáng bàn…
Môi giới bất động sản và những nghi vấn đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường
Kinhtedothi – Thời gian gần đây, tình trạng giá nhà đất tăng đột biến đã có rất nhiều nghi vấn về việc có sự “nhúng tay” của các DN và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS.