Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp công nghệ số: Đồng lòng vươn ra biển lớn

Kinhtedothi-Trong số hơn 70.000 DN công nghệ số có khoảng 1.400 DN đã có sản phẩm hoạt động ở thị trường quốc tế. Và đây cũng là xu thế chung khi việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài là hướng đi gần như bắt buộc với DN công nghệ số Việt nếu muốn phát triển lên tầm cao mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long xem trình diễn công nghệ tại gian hàng của FPT. Ảnh Đinh Tùng

Dư địa thị trường quốc tế là vô tận

Là “cánh chim đầu đàn” mở ra xu hướng toàn cầu hóa cho DN công nghệ số
Việt Nam, Tập đoàn FPT đã có 20 năm kinh nghiệm “mang chuông đi đánh xứ người” khi hiện diện tại 27 quốc gia với nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng theo Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Khoa, kết quả này có được không hề dễ dàng, thậm chí đã nhiều lần thất bại.

Nhìn lại quá trình xuất ngoại hơn 2 thập kỷ này, ông Nguyễn Văn Khoa cho biết, FPT đã khởi đầu với những con số không: Không thương hiệu - không tiền - không kinh nghiệm. Chính vì vậy, trong năm 1999, FPT đều thất bại với các văn phòng ở Mỹ và Ấn Độ khi đã tiêu tốn hàng triệu USD nhưng không có được hợp đồng nào.

Điều tương tự cũng xảy ra khi FPT bước chân vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên với nhiều lần quyết tâm làm lại, cùng với đó là quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển đã giúp FPT có được thành công tại đất nước mặt trời mọc. Hiện tại, FPT đang có khoảng 10.000 nhân sự làm việc cho các khách hàng Nhật, đây chính là cơ sở quan trọng để Tập đoàn này mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác như Mỹ, châu Á và châu Âu.

Là một cái tên nổi bật khác trong số DN công nghệ số Việt hiện diện ở thị trường nước ngoài, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) sau nhiều nỗ lực không ngừng nghỉ cũng đang trong giai đoạn gặt hái thành công. Hiện, Viettel đang có mặt tại 11 quốc gia, cung cấp dịch vụ cho hơn 220 triệu khách hàng tại 3 châu lục (châu Á, châu Phi, châu Mỹ). Hiện, Tập đoàn này đang giữ vị trí số 1 về viễn thông tại 5 thị trường gồm: Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi. Bên cạnh đó, Viettel cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như chuyển đổi số, giáo dục, thương mại điện tử… ở các thị trường trên. Tính đến hết quý III/2022, thị trường quốc tế đã mang về cho Viettel hơn 6.300 tỷ đồng.

 

Chúng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2030 là kinh tế số chiếm 30% GDP. Đây là con số thách thức nhưng có thể làm được. Và DN công nghệ số là một trong những lực lượng quyết định liệu Việt Nam có đi nhanh được đến vậy không. Phục vụ tốt nhu cầu trong nước, từ đó làm bàn đạp để tiến ra quốc tế là hướng đi đúng đắn cho DN công nghệ số Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam

Trên thực tế, xu hướng xuất ngoại của DN công nghệ số Việt đang diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Trong số hơn 70.000 DN công nghệ số thì có khoảng 1.400 DN đã có sản phẩm hoạt động ở thị trường quốc tế. Trong khi các DN có tiềm lực lớn sẽ đầu tư quy mô lớn thì DN nhỏ lại lựa chọn thực hiện theo dự án cụ thể. Nói về cơ hội ở thị trường quốc tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, dư địa là vô tận. Nhưng để tận dụng được sự “vô tận” này, các DN công nghệ số Việt Nam phải hình thành được đội ngũ thay vì đi ra ngoài một cách đơn lẻ. Các DN “lão làng” cần có vai trò định hướng, dẫn dắt ban đầu đối với DN nhỏ hơn, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh.

Cần cộng đồng doanh nghiệp công nghệ mạnh

Tổng Giám đốc Tel.red (Mỹ) Joseph Saib đánh giá, Việt Nam hiện có nhiều DN công nghệ số trình độ cao, quá trình chuyển đổi số trong nước được thực hiện rất tốt. Và ngay ở quốc tế, chuyển đổi số cũng đang là nhu cầu tất yếu và không thể đảo ngược. Thời điểm hiện tại, quyết tâm ra nước ngoài của DN Việt cũng tương tự như với DN Mỹ ở thung lũng Silicon vài thập niên trước đây. Ấn Độ cũng từng ở vị thế như ở Việt Nam nhưng dần từng bước trở thành trung tâm phần mềm của thế giới.

Về khía cạnh DN, Chủ tịch VMO Holdings - đơn vị đang hoạt động tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan - ông Hoàng Tuấn Hải cho rằng, để tham gia vào thị trường quốc tế, chỉ khát vọng thôi là chưa đủ mà DN Việt cần phải khắc phục những điểm yếu cố hữu của mình. Có thể kể đến như trình độ ngoại ngữ, hạn chế việc thông thạo ngôn ngữ bản địa sẽ khiến DN công nghệ số Việt gặp khó trong việc cạnh tranh với các DN Ấn Độ và Âu Mỹ. Bên cạnh đó, DN Việt thường thiếu tư duy phản biện, trong khi đó khách hàng, đặc biệt là khu vực Âu Mỹ lại đánh giá rất cao điều này trong khâu tư vấn. Đồng thời việc có văn phòng đại diện ở nước sở tại cũng là yêu cầu thiết yếu.

Còn theo Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành công nghệ thông tin, mở ra cơ hội cho các DN để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Để làm được điều này, Việt Nam cần có một cộng đồng các DN công nghệ vững mạnh. Trong đó, các đơn vị có vai trò tiên phong cần thể hiện sự dẫn dắt, chia sẻ kinh nghiệm cũng như trở thành người đồng hành với các DN Việt khác tại cả thị trường trong nước và nước ngoài. Qua đó thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để làm được điều này, ông Khoa có 5 đề xuất: Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho DN; Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Make in Vietnam cho từng ngành, từng lĩnh vực; Thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ; Đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số quốc gia; Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

VietinBank đồng hành cùng Ngành Y tế chuyển đổi số toàn diện

VietinBank đồng hành cùng Ngành Y tế chuyển đổi số toàn diện

Chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước: Tránh làm kiểu nửa vời

Chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước: Tránh làm kiểu nửa vời

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Nintendo Switch 2 lộ diện

Nintendo Switch 2 lộ diện

20/01/2025 | 14:08

Kinhtedothi - Mới đây, Nintendo đã giới thiệu một phiên bản lớn hơn của Switch, có thiết kế tương tự như phiên bản tiền nhiệm.

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Dữ liệu “Khác” trên iPhone khiến nhiều người dùng cảm thấy bối rối khi thấy nó chiếm khá nhiều bộ nhớ, mà lại không thể xác định rõ ràng là loại dữ liệu gì. Vậy làm thế nào để xóa những dữ liệu đó?

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ