Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Tài chính:

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần chủ động xếp hạng tín nhiệm

Kinhtedothi - Bộ Tài chính đã tổ chức làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tìm ra giải pháp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản và tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Khi niềm tin chưa trở lại

Thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính, từ sau khi các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gặp khó khăn, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Các doanh nghiệp phát hành, khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn.

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, quý I/2023, có 14 đợt phát hành TPDN trong nước thành công với tổng giá trị phát hành đạt hơn 28.335 tỷ đồng, tăng 59% so với quý 4/2022. Trong đó, có 11 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 24.435 tỷ đồng, chiếm 86,2% tổng giá trị phát hành. Sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành (ngày 5/3/2023), hoạt động phát hành riêng lẻ bắt đầu có sự phục hồi khi có 9 trên tổng 11 đợt phát hành riêng lẻ trong quý 1/2023. Tổng giá trị phát hành của 9 đợt chiếm hơn 97% tổng giá trị phát hành riêng lẻ trong quý 1/2023.

Tổng giá trị phát hành TPDN quý I/2023 đạt hơn 28.335 tỷ đồng

Tuy nhiên, các đợt phát hành riêng lẻ lớn trong quý I/2023 đều là của các doanh nghiệp ít có tên tuổi và thông tin cũng rất hạn chế. Thậm chí có doanh nghiệp tính tới thời điểm phát hành chỉ có thời gian thành lập chưa đến 1 năm. Trong bối cảnh niềm tin của các nhà đầu tư cá nhân chưa trở lại, tỷ lệ phân phối các lô trái phiếu mới phát hành hạn chế, người mua chủ yếu là các tổ chức. Do đó, những đợt phát hành này chỉ mang tính cục bộ, có thể mục đích chỉ là để cơ cấu lại nợ nội bộ của một hay một vài tổ chức lớn.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khu vực doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, khó khăn lớn nhất là về vốn, dòng tiền và thanh khoản khi mà cả 3 kênh huy động vốn chính là tín dụng, TPDN và thị trường cổ phiếu đều đang có nhiều “nút thắt”.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định, thị trường TPDN gặp khó khăn chủ yếu đến từ vấn đề niềm tin của nhà đầu tư, khi trước đó có một số doanh nghiệp huy động tiền từ trái phiếu nhưng không sử dụng đúng mục đích. Để khơi thông thị trường vốn TPDN, theo các chuyên gia, cần nhanh chóng lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và chấp nhận cùng chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tài chính

Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Tài chính đã phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng các giải pháp ổn định và phát triển thị trường minh bạch, bền vững, tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra liên quan đến TPDN tại các doanh nghiệp phát hành. Đồng thời tổ chức cung cấp dịch vụ, có nhiều văn bản đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư theo đúng cam kết.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tổ chức làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tìm ra giải pháp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Cùng với đó, từ cuối năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư theo đúng cam kết.

Về hoàn thiện khung khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP để tháo gỡ các khó khăn tạm thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm thời gian đàm phán với nhà đầu tư trái phiếu có phương án tái cơ cấu các khoản nợ.

Theo Bộ Tài chính, để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn phù hợp với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đảm bảo có đủ nguồn lực để duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó đảm bảo nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu. Thực hiện đầy đủ quy định về công bố, công khai thông tin. Đồng thời, thực hiện đầy đủ trách nhiệm với nhà đầu tư theo phương án phát hành đã được công bố, củng cố niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Chủ động sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và các hoạt động kiểm toán để tăng cường tính công khai, minh bạch giúp nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về năng lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, cũng như các rủi ro liên quan để quyết dịnh việc đầu tư trái phiếu.

Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng, Việt Nam đang kiên định hướng tới thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, lành mạnh, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tái cấu trúc nợ, nâng tầm theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng các chuẩn mới. Việc xếp hạng tín nhiệm không nên hoãn trong Nghị định 08/2023/NĐ-CP mà nên quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc cho hoạt động phát hành riêng lẻ. Bởi trong thời gian qua, vấn đề của thị trường là nhà đầu tư đang mất niềm tin vì thiếu minh bạch, thiếu chuyên nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp và câu chuyện đòn bẩy tài chính

Trái phiếu doanh nghiệp và câu chuyện đòn bẩy tài chính

Năm 2023: Đầu tư bất động sản, trái phiếu, vàng hay chứng khoán?

Năm 2023: Đầu tư bất động sản, trái phiếu, vàng hay chứng khoán?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ