Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp phương Tây “đứng ngồi không yên” vì mắc kẹt tài sản tại Nga

Kinhtedothi - Điện Kremlin đã đưa ra các quyết định khiến các công ty phương Tây rất khó bán tài sản của họ tại Nga và nếu bán được cũng phải trả khoản thuế khổng lồ.

Sản phẩm Nescafe của Nestle được bày bán tại một siêu thị ở Nga. Ảnh: Getty

Sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022, một loạt các công ty phương Tây đã phản đối quyết định này bằng cách rời khỏi Nga. Tuy nhiên, một số tập đoàn lớn như Nestle, Heineken và Mondelez vẫn bám trụ tại thị trường Nga.

Một năm sau, các công ty quyết định ở lại Nga đối mặt với tình thế ngày càng khó khăn, đó là chấp nhận chi phí tốn kém và phức tạp để rời khỏi Nga hoặc chấp nhận áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

Theo giới chuyên gia, các công ty phương Tây đang phải vật lộn với việc làm thế nào để rút lui mà chịu tác động tài chính ở mức hạn chế nhất.

Phát biểu với đài CNN, chuyên gia về các lệnh trừng phạt Maria Shagina tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết: “Khoảng thời gian để các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Nga đang ngày càng bị thu hẹp. Các công ty phương Tây tại Nga đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan”.

Sự lựa chọn khó khăn

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, hơn 1.000 công ty nước ngoài đã rời khỏi hoặc tạm ngừng hoạt động tại Nga kể từ khi nổ ra chiến sự tại Ukraine trong bối cảnh vừa phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây vừa lo sợ Điện Kremlin trả đũa.

Trước sức ép từ hàng loạt lệnh trừng phạt chống Moscow của phương Tây, các công ty dầu mỏ, ô tô, công nghệ, tư vấn và các ngân hàng là các doanh nghiệp đầu tiên rời khỏi Nga. Hãng McDonald’s của Mỹ đã bán lại 800 nhà hàng tại Nga, chịu tổn thất lên tới 1 tỷ USD.

Trong khi đó, tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã thu về 24,4 tỷ USD sau khi bán lại 19,75% cổ phần mà họ nắm giữ trong tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga Rosneft.

Ngay cả sau khi hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đã rời khỏi Nga, các nhà nghiên cứu của Yale ước tính vẫn còn khoảng 200 công ty trên thế giới tiếp tục hoạt động kinh doanh tại nước này.

Gần 180 công ty phương Tây đang “câu giờ”, ngừng đầu tư mới và thu hẹp quy mô hoạt động. Unilever, Nestle, Mondelez và P&G nằm trong nhóm các công ty này.

Các công ty nói rằng lý do chính khiến họ chưa rời đi là bắt nguồn từ những lo ngại về phúc lợi của nhân viên và gia đình của họ tại Nga, cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện với các đối tác tại địa phương.

Bên cạnh đó, việc thanh lý tài sản không hề đơn giản và đi kèm với nhiều khoản phạt lớn. Nhiều công ty sẽ bị buộc phải bán lại tài sản với mức giá giảm 50% so với giá thị trường và phải trả một khoản phí lớn.

Lựa chọn ít tốn kém nhất

Hãng bia Heineken của Hà Lan gần đây đã tìm được đối tác phù hợp mua lại doanh nghiệp của họ tại Nga.

Trong khi đó, Unilever - tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới của Anh và Hà Lan, vẫn giữ lập trường rằng việc bán lại doanh nghiệp không phải là một lựa chọn khả thi.

Giám đốc điều hành (CEO) của Unilever Hein Schumacher nói thêm, tập đoàn này hiện chưa tìm được “phương án phù hợp” cho kế hoạch bán lại doanh nghiệp tại Nga. Năm ngoái, Unilever đã phải trả khoản thuế 3,8 triệu ruble (tương đương 42,2 triệu USD) cho chính quyền Nga.

Unilever cho biết tập đoàn này hiện chưa tìm được phương án phù hợp cho kế hoạch bán lại doanh nghiệp tại Nga. Ảnh: AP

Ông Schumacher cho hay, việc bỏ lại doanh nghiệp tại Nga, với khoản tài sản trị giá 800 triệu euro (884 triệu USD), bao gồm 4 nhà máy, sẽ chỉ nâng cao khả năng các khối tài sản này bị quốc hữu hóa. Chính vì vậy, Unilever không có lựa chọn nào ngoài việc phải tiếp tục hoạt động.

“Không có một lựa chọn nào là tốt nhất, nhưng hoạt động một cách hạn chế là lựa chọn kinh tế nhất” - CEO Unilever chia sẻ với CNN.

Người phát ngôn của Nestle, tập đoàn đang sở hữu 6 nhà máy với 7.000 nhân viên tại Nga, cho biết họ đã “giảm mạnh” hoạt động sản xuất, chỉ cung cấp “thực phẩm cần thiết và cơ bản cho người dân tại địa phương”.

Trong tháng 6 vừa qua, Mondelez - công ty thực phẩm đa quốc gia của Mỹ, tiết lộ, họ đã lên kế hoạch để “giúp doanh nghiệp tại Nga có thể tự hoạt động với chuỗi cung ứng tự túc” trước cuối năm nay.

Công ty Mỹ nêu rõ: “Nếu chúng tôi tạm ngừng các hoạt động, chúng tôi sẽ phải đối mặt với khả năng sẽ phải chuyển giao lại hoạt động của mình cho một đơn vị khác sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của họ”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ