Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Trao đổi với PV, ông Đinh Công Su, 71 tuổi, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, theo quan niệm truyền thống, người Mường ở bốn vùng Mường lớn tại Hòa Bình gồm Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong), Mường Động (Kim Bôi) bắt đầu đón Tết Năm mới (theo cách gọi của người Kinh là Tết Nguyên đán) từ ngày 27 tháng Chạp của năm cũ đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng của năm mới.

Những món thực phẩm trên mâm cỗ cũng năm mới của người Mường Hòa Bình. (Ảnh Trọng Đạt/TTXVN)

Ông Đinh Công Su cho biết thêm, vào giữa hay nửa cuối tháng Chạp, nhiều gia đình đã bắt đầu chặt nứa hay cây giang loại bánh tẻ về để tước, chẻ lạt gói bánh chưng, làm cặp nướng thịt... Cùng với đó, các gia đình cũng thực hiện trồng cây nêu ngay cạnh ngõ ra vào, trong sân hay phía trước cửa nhà.

Người Mường có tục ngày 27 tháng Chạp, toàn bộ con cháu, nhất là nam giới vào khu mồ mả tổ tiên để dọn dẹp, phát quang cây, sửa sang các phần mộ, đắp đất thêm cho những ngôi mộ bị sạt lở.

Theo tục lệ của người Mường, nếu không có gì bất thường xảy ra như tang ma, biến động lớn trong mồ mả, một năm người Mường chỉ vào trong các khu mộ của gia đình vào Tiết Thanh minh và ngày 27 tháng Chạp Âm lịch. Đây cũng là ngày người Mường kể, nói về dòng tộc, dòng giống, gia phả với con cháu.

Nói về nguồn gốc người Mường ở xã Phú Mãn, ông Đinh Công Su cho hay, người dân ở đây có nguồn gốc từ người Mường Động (Kim Bôi, Hòa Bình) ra Phú Mãn từ năm 1823 đến nay. Trải qua nhiều năm nhưng người Mường ở trên địa bàn vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường.

Theo đó, vào ngày 27 tháng Chạp người phụ nữ sẽ mang toàn bộ bát đũa, xoong, nồi, lá dong... ra rửa sạch sẽ. Đến ngày 28 tháng Chạp nhiều nhà bắt đầu gói bánh chưng và bánh ống.

Ngày 29 tháng Chạp theo lịch Mường được gọi là ngày chín lụn, nấu bữa cơm đoàn tụ gia đình trong năm (giống như bữa cơm tất niên của người Kinh). Đây là bữa cơm quan trọng và thiêng liêng giã từ năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới. Những loại thức ăn ngon vật lạ được chuẩn bị suốt một năm đều được chế biến cho bữa cơm này.

Phụ nữ xã Phú Mãn (huyện Quốc Oai) luyện tập cồng chiêng chuẩn bị biểu diễn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: Mạnh Dũng

Phong tục đón Giao thừa của người Mường rất giản đơn. Nhiều nhà đánh chiêng, đánh trống, con cháu đi lấy nước về đặt trên bàn thờ tổ tiên. Truyền thống người Mường ở Phú Mãn còn gội đầu giao thừa hoặc tắm trong đêm giao thừa với ý nghĩa là gột rửa mình sạch sẽ để sang năm mới cho mọi điều tốt lành, đẹp đẽ và may mắn hơn.

Bên cạnh đó, tục thờ cúng tổ tiên của người Mường cũng có nhiều điều khác biệt. Người Mường thờ đích danh chứ không thờ chung như các dân tộc khác. Ví dụ, người Kinh chỉ làm một mâm cỗ, một ban thờ mời tất cả tổ tiên về đó thì người Mường lại khác. Người Mường sắp mâm riêng và đặt lên đó 2 bát cơm, 2 bánh chưng, bánh ống, hai đôi đũa cùng các món ăn. Nếu ông nội có 2-3 bà vợ thì người Mường đặt lên tương ứng 2-3 bát cơm, đôi đũa... Việc thờ này tùy theo từng gia đình, nhưng ít nhất là thờ tới 3 đời.

Một phong tục nữa cũng rất quan trọng của người Mường trong đêm 30 là cả nhà sắm lễ mời các cụ, ông bà ông vải về ăn Tết cùng. Lễ này được cúng cả bằng lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm các loại hoa quả trong vườn để tổ tiên, thánh thần phù hộ cho mùa Xuân mới nhiều lộc, hoa, trái. Lễ mặn gồm oản, gà, thịt, bánh dầy, bánh chưng,..

"Chúng tôi khác với người Kinh là người Mường không có sách và những người Mường cúng được bài bản không cần sách thì được gọi là "Thánh thư". Với con cháu có thể cúng được, mời các cụ về ăn Tết được thì không cần mời thầy cúng còn con cháu người Mường không biết cúng thì phải đón thầy cúng về để mời các cụ về ăn Tết với con cháu", ông Đinh Công Su chia sẻ.

Theo ông Đinh Công Su, phong tục của người Mường là phải ăn Tết 3 ngày, thứ nhất Tết Cha, thứ hai Tết Mẹ, thứ ba Tết Thầy,... Sau 3 ngày Tết, người Mường có Tết Khai Hạ là hạ cây nêu cắm ở nhà để hết Tết.

Sau đấy, người dân đến quán ở làng hay gọi là miếu, đình làng, mỗi người đến để bàn bạc, xuống đồng đi làm ăn.

Ông Đinh Công Su chia sẻ thêm, do người Mường không có chữ viết nên mỗi dịp Lễ, Tết người Mường thường yêu cầu con cháu có mặt để hướng dẫn các thủ tục từ chuẩn bị thực phẩm, sắp mâm cũng như thực hiện các lễ nghi, công việc của hôm đó.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Phú Mãn có 87% dân số là người Mường với các dòng họ lớn là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Bùi, Nguyễn...; là xã dân tộc miền núi thứ hai của huyện Quốc Oai (cùng với xã Đông Xuân) và là một trong 13 xã dân tộc miền núi của Thủ đô. Năm 2024, với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Phú Mãn đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực, đạt nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, Phú Mãn đã có hệ thống hạ tầng khang trang. Các tuyến đường giao thông trục chính được trải nhựa; đường ngõ xóm được bê tông hóa sạch đẹp. Xã có 100% thôn có nhà văn hóa, khu thể thao, đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của nhân dân. Ngoài ra, xã còn có thêm 1 nhà văn hóa cộng đồng các dân tộc được xây dựng 2 tầng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Mường. Đây là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật của dân tộc Mường như: Cồng chiêng, trang phục, khung dệt vải, trống đồng... và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của cộng đồng dân cư.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ