Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đội mưa cưỡng chế tàu thuyền ra khỏi Hồ Tây

Kinhtedothi – Ngày 8/5, UBND phường Nhật Tân đã phối hợp với các đơn vị chức năng của quận Tây Hồ đã tổ chức cưỡng chế tháo dời, di chuyển tàu Nàng tiên cá 1 và 2 ra khỏi Hồ Tây theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và quận Tây Hồ.

Việc cưỡng chế nhằm thực hiện Thông báo số 38/TB-UBND ngày 7/2/2017 của UBND TP Hà Nội chỉ đạo chấm dứt toàn bộ hoạt động của các DN kinh doanh trong phạm vi quản lý Hồ Tây; Xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu, thuyền, phương tiện nổi về 1 vị trí tập kết, xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện ra khỏi Hồ Tây.

 

Lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, thời gian qua, UBND quận đã nghiêm túc chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành TP có liên quan tổ chức di chuyển toàn bộ tàu, thuyền, phương tiện nổi của các DN neo đậu tại khu vực Đẩm Bảy, phường Nhật Tân. Đồng thời, liên tục tổ chức tuyên truyền, vận động các DN chấp hành di dời các phương tiện ra khỏi Hồ Tây. Đến nay, đã có 144/147 phương tiện được di dời.

Lực lượng chức năng tiếp cận hai chiếc tàu cần tháo dỡ.

Hiện tại, còn lại 3 phương tiện có kích thước và tải trọng bản thân lớn của 2 DN chưa chấp hành di dời ra khỏi Hồ Tây. Trong đó, Công ty CP Nhà nổi Hồ Tây có 2 phương tiện là Nàng tiên cá 1 và Nàng tiên cá 2; Công ty CP Sông Potomac 1 phương tiện là tàu Potomac.

Đồ đạc trong các tàu đã cũ nát, không còn nhiều giá trị.

Đối với tàu Nàng tiên cá 1 và Nàng tiên cá 2 của Công ty CP Nhà nổi Hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định số 98/QĐ-XPHC ngày 5/12/2022 về xử phạt vi phạm hành chính và Quyết định số 12/QĐ-CCXP ngày 15/2/2023 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Lực lượng chức năng kiểm đếm đồ đạc tại các thuyền trước khi tiến hành di chuyển về kho tạm giữ tang vật.

Theo Quyết định số 12/QĐ-CCXP ngày 15/2/2023 của UBND quận Tây Hồ về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian để chủ đầu tư – Công ty CP Nhà nổi Hồ Tây tự khắc phục hậu quả là 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Tuy nhiên, đến này hôm nay, chủ đầu tư vẫn không chấp hành việc cưỡng chế nên các lực lượng chức năng phải tiến hành cưỡng chế theo quy định và mọi chi phí tháo dỡ, chủ đầu tư là Công ty CP Nhà nổi Hồ Tây phải chịu toàn bộ.

Các công nhân thu dọn đồ đạc ở trên các tàu.

Khi nói đến quận Tây Hồ, không thể không nhắc đến Hồ Tây - một danh thắng, địa danh văn hoá lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Vì vậy, việc bảo tồn, giữ gìn và khai thác thế mạnh Hồ Tây luôn được các cấp, ngành quan tâm, tổ chức thực hiện.

Bất chấp trời mưa nặng hạt, hàng chục công nhân vẫn tiến hành làm nhiệm vụ theo kế hoạch đã ban hành.

Việc phát triển kinh tế của quận Tây Hồ được gắn với quản lý, khai thác có hiệu quả Hồ Tây. Quận Tây Hồ đã xây dựng, ban hành nhiều đề án, chương trình để khai thác tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ bước đầu đã đạt được kết quả nhất định; Thực hiện di chuyển phương tiện thuỷ nội địa về khu vực Đầm Bảy - Hồ Tây theo chỉ đạo của UBND TP góp phần bảo vệ cảnh quan và moi trường sinh thái Hồ Tây.

Các công nhân tiến hành tháo dỡ phần lan can của tàu.

Để thực hiện được mục tiêu đó, thời gian qua, quận Tây Hồ đã chủ động, tích cực phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị của Hồ Tây và phụ cận theo định hướng phát triển của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Đơn vị tháo dỡ tổ chức cắt mái tầng của tàu.

Theo đó, đề án được xây dựng trên nguyên tắc bền vững và dài hạn, gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo tính khả thi trong triển khai đề án, phù hợp với nguồn lực của TP và quận Tây Hồ giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trời mưa to khiến công tác tháo dỡ gặp nhiều khó khăn.

 

Công tác tháo dỡ diễn ra cùng lúc ở cả 2 tàu Nàng tiên cá 1 và Nàng tiên cá 2.

Đề án đã xác định sẽ tập trung vào việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, xác định các giá trị văn hoá, cảnh quan, giá trị thiên nhiên phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn, khai thác giá trị của Hồ Tây và vùng phụ cận.

Các hạng mục sau khi tháo dỡ, cắt dời sẽ được cần cẩu cỡ lớn vận chuyển lên bờ.

Đồng thời, đề án đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và khai thác làm cơ sở tháo gỡ các khó khăn, bất cập hiện nay nhằm phát huy các giá trị văn hoá của Hồ Tây và vùng phụ cận. Việc yêu cầu di dời, cưỡng chế các bến cập du thuyền ra khỏi Hồ Tây cũng là một trong những biện pháp để thực hiện hiệu quả đề án.

 

Thận trọng khai thác mặt nước Hồ Tây

Thận trọng khai thác mặt nước Hồ Tây

Tháo dỡ, di chuyển sàn chìm trên hồ Tây

Tháo dỡ, di chuyển sàn chìm trên hồ Tây

Xuất hiện “hàng chông” trên Hồ Tây

Xuất hiện “hàng chông” trên Hồ Tây

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ