Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hoàn Kiếm:

Đối thoại công khai Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Kinhtedothi - Chiều 27/3, UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị đối thoại và công khai dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư điều chỉnh đối với các hộ dân tại 43F-47C Ngô Quyền, 36A Trần Hưng Đạo thuộc dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Cơ chế chính sách có lợi nhất, duy nhất và cuối cùng cho người dân

Dự án Xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm tại 43F-47C phố Ngô Quyền, 36A phố Trần Hưng Đạo và 13 Phan Huy Chú đã được Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 223/NQ-HĐND ngày 25/11/2021, được UBND quận Hoàn Kiếm phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3001/QĐ-UBND ngày 19/8/2022, với tổng mức đầu tư 387.518.804.000 đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến 2026; được cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất của quận Hoàn Kiếm và đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 14/01/2022, Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 và Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 04/03/2024 của UBND Thành phố Hà Nội.

Ngày 24/11/2022, UBND quận Hoàn Kiếm ban hành Thông báo Thu hồi đất số 249/TB-UBND để thực hiện dự án Xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu tại địa điểm 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

Quang cảnh buổi đối thoại

Hiện nay UBND quận Hoàn Kiếm đang triển khai thực hiện việc lập hồ sơ thu hồi 1.233,7m2 đất tại 36A phố Trần Hưng Đạo và 43F-47C phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm theo đúng các văn bản của UBND Thành phố Hà Nội, và văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Việc thu hồi đất được triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của UBND quận Hoàn Kiếm đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.

Xuất phát từ nguồn gốc ban đầu là toàn bộ các hộ dân tại 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo thuộc diện sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước (ký hợp đồng thuê nhà, được phân nhà) hoặc tự xây dựng cơi nới trong khuôn viên đất do nhà nước quản lý. Do vậy, theo Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì các phần diện tích này không được bồi thường và chỉ được thuê nhà tại nơi tái định cư. 

Thời điểm năm 2019, UBND Thành phố chấp thuận chính sách đặc thù đối với các hộ đang sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước tại 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo tại Thông báo số 352/TB-VP ngày 23/10/2019. 

Đại diện các hộ dân phát biểu tại buổi đối thoại  

Theo đó, các hộ có hợp đồng thuê nhà và có QĐ phân nhà của Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà được bồi thường về đất, về nhà và cho mua nhà tái định cư (quỹ nhà Thượng Thanh, quận Long Biên).  Việc xác định vị trí đất, giá đất cụ thể của các hộ dân quy định tại Điều 114 Luật Đất đai; Điều 3 Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND Thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này có 15 hộ dân đều sử dụng các căn hộ, công trình nhà đất riêng biệt, trong đó 06 hộ tại vị trí mặt phố (05 hộ giáp mặt phố Ngô Quyền, 01 hộ giáp mặt phố Trần Hưng Đạo), 09 hộ ở bên trong thuộc các vị trí 2, 3, 4 của phố Trần Hưng Đạo. Theo đó các hộ dân được bồi thường về đất theo đúng vị trí đất gia đình đang sử dụng.

Các ngày 27/12/2023 và 29/12/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành các Quyết định phê duyệt phương án BTHTTĐC đối với 15 hộ dân. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt sau khi khấu trừ nghĩa vụ tài chính là: 37.688.247.000 đồng.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu tại buổi đối thoại

Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân khi phải di chuyển, GPMB, UBND quận Hoàn Kiếm đã báo cáo, đề xuất các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư có tính chất tương đồng đã triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tại các dự án trọng điểm của Thành phố như Dự án GPMB xây dựng ga ngầm S12 thuộc Dự án Tuyến đường sắt thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội, Dự án Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu và đã được UBND thành phố chấp thuận.  

Trên cơ sở đó UBND quận đã chủ động xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ điều chỉnh đối với các hộ dân tại địa chỉ 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo thực hiện dự án xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu. 

Đây là cơ chế chính sách có lợi nhất, duy nhất và cuối cùng cho người dân, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ sau khi khấu trừ nghĩa vụ tài chính thì các hộ dân được nhận là 163 tỷ, phát sinh tăng 125 tỷ đồng so với tổng số tiền bồi thường hỗ trợ đã được phê duyệt tại các Quyết định phê duyệt phương án BTHTTĐC năm 2023 của UBND quận Hoàn Kiếm. 

Dự Xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm là dự án đầu tư công, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai 2013, là dự án có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao mở rộng hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập cho con em, chất lượng giáo dục, đào tạo của ngành Giáo dục trên địa bàn quận.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng trao đổi, giải đáp tại buổi đối thoại  

Công tác bồi thường, GPMB là một trong những tiền đề quan trọng trong việc thực hiện dự án. Đây cũng là vấn đề được đánh giá phức tạp, nhạy cảm bởi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, Quận ủy – Hội đồng nhân dân – UBND quận xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cả hệ thống chính trị tham gia và sẽ triển khai thực hiện với tinh thần tập trung, kịp thời, quyết liệt, mạnh mẽ và linh hoạt.

Trong thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục tập trung công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Theo đó sẽ thực hiện các biện pháp hành chính đối với những hộ cố tình không chấp hành các quyết định của Nhà nước, tạo sự công bằng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Dự án xây dựng trường công lập Tiểu học Võ Thị Sáu, vì mục đích công cộng

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng chia sẻ, Dự án Xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu tại 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo là một dự án chuyển tiếp, kéo dài hơn 30 năm, với nhiều lần thay đổi chủ trương dự án đầu tư: từ xây dựng trụ sở làm việc cho Kho bạc (Kho bạc Nhà nước Trung ương, Kho bạc Nhà nước Hà Nội) đến xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm. 

Việc thay đổi này đã khiến cho các hộ dân phát sinh tâm lý hoài nghi về mục tiêu đầu tư tại khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo khi Nhà nước thu hồi đất, GPMB.

Ông Ngô Anh Toàn - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm giải đáp những thắc mắc, khiếu nại của các hộ dân

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, dự án phát sinh nhiều thông tin tiêu cực từ phía dư luận về việc mua bán khu đất tại 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo, khiến các hộ dân càng thêm hoài nghi về mục tiêu đầu tư của dự án: phải chăng mục tiêu thực sự của dự án là để kinh doanh thương mại thay vì lợi ích công cộng như chủ trương thu hồi đất đã công khai tới các hộ dân. 

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cho biết: “Về việc này, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc nhằm đảm bảo tính minh bạch và tính pháp lý theo luật định”. 

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cho biết: Dự án Xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu là dự án được Quận ủy – Hội đồng nhân dân – UBND quận Hoàn Kiếm xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thành phố nói chung trong giai đoạn 2021-2025, song song với đó là phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân theo quy định pháp luật. 

Trước toàn thể các hộ dân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cam kết và khẳng định việc thu hồi đất, GPMB tại địa điểm 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo với mục đích là  Xây dựng trường công lập Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm. 

Đây là dự án đầu tư công, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai 2013. Dự án mang ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao mở rộng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu học tập cho con em, chất lượng giáo dục, đào tạo của ngành Giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và địa bàn 2 phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh.

Dự kiến tháng 6/2024 sẽ khởi công phá dỡ công trình cũ ngay sau khi nhận được mặt bằng bàn giao của các hộ dân, tháng 8 hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu xây dựng công trình và triển khai việc thi công xây dựng trường tiểu học.

Sau cuộc họp Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng yêu cầu UBND phường Hàng Bài, UBND phường Phan Chu Trinh phối hợp với Ban QLDA ĐTXD quận Hoàn Kiếm tổ chức công khai, niêm yết ngay các dự thảo phương án BTHTTĐC điều chỉnh của 15 hộ dân trong vòng 10 ngày để đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch. 

UBND, Công an phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh và các đoàn thể chính trị - xã hội tại khu dân cư tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với các hộ gia đình, cá nhân trong thời gian niêm yết công khai để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; báo cáo UBND quận Hoàn Kiếm để kịp thời giải quyết thỏa đáng, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

Kết thúc thời gian công khai, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiến hành phê duyệt điều chỉnh phương án BTHTTĐC đối với các hộ dân theo chính sách do UBND thành phố phê duyệt, dự kiến vào tháng 4/2024. 

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, mặc dù là quận lõi, quận trung tâm của Thành phố nhưng điều kiện cơ sở vật chất học tập cấp tiểu học tại hai phường Hàng Bài và Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm rất khó khăn.

Ngay cả chính người dân tại hai địa bàn này cũng phải gửi con cháu đi nơi khác học cấp tiểu học, do cơ sở vật chất trường học khó khăn. Do vậy, việc xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu để các cháu có nơi học tập khang trang, rộng rãi, đáp ứng sự mong mỏi của cán bộ, giáo viên, nhân dân 2 phường Phan Chu Trinh và Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm là rất cần thiết. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng cho biết, dự án nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất của lãnh đạo Thành phố Hà Nội nên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở mức cao nhất, chưa từng có, để người dân bảo đảm cuộc sống. 

“UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị các hộ dân ủng hộ chủ trương, nghiêm chỉnh chấp hành việc bàn giao mặt bằng để xây dựng trường học, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn” - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long chia sẻ.

  

Xem bài viết gốc tại đây
Quận Hoàn Kiếm: Khai hội đền Bạch Mã năm 2024

Quận Hoàn Kiếm: Khai hội đền Bạch Mã năm 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ