Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đòn bẩy cho nhiều khu đô thị mới ra đời

Kinhtedothi - Gần một thập kỷ sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã tạo nên những nhu cầu mới về nhà ở đô thị. Với lợi thế rộng hơn 3.300km2, Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một TP hội nhập năng động với sự xuất hiện ngày càng nhiều tổ hợp đô thị hiện đại mang dáng dấp như những “siêu TP sầm uất thu nhỏ”.

 Một khu đô thị mới đang được xây dựng và hoàn thiện ven Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức. Ảnh: Phạm Hùng 
Gắn kết để phát triển
Giới chuyên gia quy hoạch – xây dựng đều nhận định, sự phát triển của Thủ đô cần gắn kết với một không gian rộng lớn, nhất là về phía Ba Vì, Sơn Tây... và một phần phía Đông Bắc. Dẫu vậy, không ít ý kiến phản biện rằng: Hiếm có một thủ đô nào trên thế giới lại trải dài đến tận vùng sâu vùng xa như Hà Nội. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, việc mở rộng Thủ đô không phải là sự “lắp ráp” cơ học giữa Hà Nội cũ và các khu vực mới mà kết nối tự nhiên thành một chỉnh thể thống nhất, tạo tiền đề phát triển hài hòa.

Hơn một thập kỷ trước, người dân Hà Nội khó có thể hình dung ra diện mạo đô thị của Thủ đô lại có sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ đến như vậy. Hàng loạt trục đường chính được cải tạo, mở rộng và hoàn thiện như trục đường kết nối tuyến Nguyễn Trãi qua Lương Thế Vinh, đường Trung Văn kết nối Mễ Trì - Mỹ Đình, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hay trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, cùng xe buýt nhanh BRT đi vào hoạt động... Không dừng lại ở hạ tầng giao thông, khu vực Tây Hà Nội cũng đang đón nhiều điểm đến thương mại - văn hóa - xã hội như: Trung tâm mua sắm Aeon Mall Hà Đông, Thiên đường Bảo Sơn, Lăng Ngô Quyền, Làng cổ Đường Lâm, khu du lịch Khoang Xanh, Ao Vua... và đặc biệt là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Cách trung tâm Hà Nội chừng nửa giờ chạy xe, ở những vùng đất ven đô (đặc biệt là phía Tây) vốn một thời hoang vắng giờ đã hiện lên khá nhiều khu đô thị hiện đại làm thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tạo lập môi trường đô thị với điều kiện sống văn minh như: Vinhomes Riverside, Park City, Gamuda City, Ecopark, Ciputra, The Manor, Thiên đường Bảo Sơn, The Golden An Khánh... Sự ra đời của những tổ hợp đô thị mới này không chỉ giúp Hà Nội giảm tải mật độ dân cư ở nội thành, mà còn tạo nên những không gian sống tốt hơn nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cao của người dân, nhất là lớp trẻ.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills nhận định, quỹ đất các quận nội thành như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình... hầu như không còn, đặc biệt đối với mảng biệt thự nhà liền kề và những khu đô thị có quy mô khép kín. Trong khi đó, quỹ đất đang rất nhiều tại các vùng ven phía Tây như huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất... Đây sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn trong tương lai.
 Ảnh: Phạm Hùng
Giãn dân ra đô thị vệ tinh

Theo TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội, 10 năm mở rộng, Hà Nội có nhiều điểm khác biệt đáng lưu ý về cấu trúc đô thị. Trước đây, cấu trúc chỉ là một đô thị trung tâm, nay là chùm đô thị với một đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Bên cạnh đó, Hà Nội đã có sự xen kẽ giữa hành lang xanh giữa đô thị và vùng nông thôn.

TS Đào Ngọc Nghiêm phân tích, trước đây, quy hoạch Hà Nội nông thôn tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên, hiện tại lại chiếm phần lớn và quan trọng. Nếu như trước đây, Hà Nội có 70% dân cư đô thị thì khi mở rộng, tỷ lệ này giảm 40 - 45%, còn lại là nông dân. Việc mở rộng địa giới hành chính mang ý nghĩa tạo ra khoảng cách giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh với hành lang, vành đai xanh, có cấu trúc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. “Hà Nội vì thế đã có những nhận thức mới về kiến trúc, về các khu đô thị hiện đại ven đô, không chỉ đảm bảo công năng mà cả tính thẩm mỹ. Người dân bước đầu có sự dịch chuyển trong suy nghĩ khi lựa chọn rời phố về quê, dù chưa thật sự đột biến. Để giải quyết những tồn tại bức xúc mang tính cục bộ hiện nay trong nội đô, đô thị vệ tinh là mô hình cơ bản, là giải pháp quan trọng nhất” – ông Nghiêm nhấn mạnh

Việc Hà Nội đẩy mạnh phát triển các tổ hợp đô thị hiện đại ở 5 đô thị vệ tinh khi xác định mở rộng địa giới hành chính là một nhu cầu tất yếu của một Thủ đô có dân số hơn 8 triệu người như hiện nay. Và sự ra đời của những tổ hợp đô thị này không chỉ giải quyết được nhu cầu sinh sống, hưởng thụ của người dân, mà còn đem lại những sắc diện mới đầy cảm hứng cho đô thị ngàn năm tuổi này.

Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nêu vấn đề: “Khu đô thị Ecopark nằm tận Hưng Yên mà vẫn bán nhà đắt như tôm tươi, có cần phải nằm trong đô thị vệ tinh nào đâu?”. Cũng theo ông Phạm Sỹ Liêm, nếu cứ làm kiểu duy ý chí, rất khó di dời các trường đại học, bộ, ngành ra khỏi nội đô. Vì sinh viên có thể đi theo trường nhưng cán bộ, giáo viên nhiều người sẽ không đi lên Hòa Lạc vì còn ăn ở, trường học, y tế cho con cái và nhiều nhu cầu khác không được đáp ứng. Cơ quan chức năng của TP Hà Nội cùng T.Ư cần có đánh giá, nhìn nhận đầy đủ về các chính sách đầu tư hạ tầng xã hội, kỹ thuật cho 5 đô thị vệ tinh một cách dài hơi, bài bản hơn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ