Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Du khách hào hứng trải nghiệm di tích Cổ Loa dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kinhtedothi – Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người dân Thủ đô và nhiều trường học, học sinh, sinh viên đã đến di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa để tham quan, trải nghiệm, chương trình giáo dục di sản.

Nằm cách trung tâm TP chỉ hơn 20km, di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một lầ nhạ hàng trăm tên giặc hay mối tình cảm động của Mỵ Châu -Trọng Thủy mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô trong các dịp nghỉ lễ.
Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.
Nhân dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), 136 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2022) và hướng tới SEA Games 31 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa diễn ra nhiều hoạt động văn hoá hấp dẫn như lắp đặt các cụm check-in SEA Games 31, gắn biểu tượng của sự kiện với hình ảnh di tích, góp phần quảng bá điểm du lịch của TP Hà Nội.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đón tiếp nhiều du khách, đặc biệt là các trường học, học sinh đến dâng hương, tham quan, tham gia chương trình giáo dục di sản. Trong ảnh, thầy cô và học sinh trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên - Hà Nội) dâng hương tại Khu di tích Cổ Loa.
Chương trình Giáo dục di sản tại Cổ Loa là một lớp học lịch sử trực quan nhất để giải mã cội nguồn dân tộc, không gian sự kiện, nhân vật và những dấu tích Khảo cổ học từ truyền thuyết đến thực tại. Đến với khu di tích Cổ Loa, học sinh được cung cấp thông tin, giải mã nhiều vấn đề lịch sử bằng sự đa dạng, phương pháp trình bày mới.
Các em học sinh được tìm hiểu nhân vật, sự kiện về: Vua An Dương Vương, tướng quân Cao Lỗ, công chúa Mỵ Châu, thần Kim Quy…trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Âu Lạc; sự kiện vua Ngô Quyền lên ngôi, chọn Cổ Loa là kinh đô, nối lại quốc thống.
Bên cạnh đó, các em học sinh còn được tìm hiểu về phong tục, tín ngưỡng thờ cúng và tổ chức lễ hội, các câu chuyện truyền thuyết về An Dương Vương xây thành Cổ Loa, chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy, chuyện nỏ thần.
Cùng với các đoàn khách là học sinh, sinh viên, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, di tích Cổ Loa đón nhiều đoàn khách đến tham quan, du lịch.
Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.
Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.
Để đến tham quan di tích Cổ Loa, từ trung tâm TP Hà Nội, du khách có thể đi các tuyến xe buýt số 46, 43, 15, 17, 59 hoặc đi xe máy theo hướng cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hoặc cầu Nhật Tân.
Giá vé đối với người lớn khi tham quan di tích là 10.000 đồng; học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi) giá vé là 5.000 đồng; miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.
Để di sản xứ Đoài ngày càng được phát huy

Để di sản xứ Đoài ngày càng được phát huy

Lắng đọng đêm biểu diễn nghệ thuật “Áo dài qua miền di sản Phú Yên”

Lắng đọng đêm biểu diễn nghệ thuật “Áo dài qua miền di sản Phú Yên”

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ