Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam sẽ tăng?

Kinhtedothi - 7 tháng năm 2023, đã có 738.000 lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam xếp thứ 2 sau Hàn Quốc (1,9 triệu lượt). Nhưng vì sao khách Trung Quốc vẫn chưa tăng như chúng ta mong muốn?

Tháng 7, lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tính từ khi mở cửa du lịch quốc tế vào 15/3/2022. Sau 7 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,6 triệu lượt, đạt khoảng 83% kế hoạch năm. Nhưng các chuyên gia du lịch vẫn thắc mắc, vì sao khách Trung Quốc vẫn chưa tăng như mong muốn?

Tốp 3 du khách quốc tế

7 tháng năm 2023, 3 quốc gia có lượng khách đến Việt Nam đông nhất lần lượt là Hàn Quốc (1,9 triệu lượt, chiếm gần 30% lượng khách quốc tế), Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 738.000 lượt; Mỹ đứng thứ 3 với 445.000 lượt. Điều đáng nói, trong 3 quốc gia có số lượng khách dẫn đầu, tăng trưởng tháng 7 (so với tháng 6) của Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều so với Mỹ tăng 7%, Hàn Quốc tăng 6%.

Từ 15/3, Trung Quốc đã cho phép các đoàn khách đến Việt Nam du lịch nhưng đến lượng khách đến Việt Nam chỉ bằng khoảng 25% so với thời điểm năm 2019, khi chưa xẩy ra đại dịch Covid-19. Trước dịch, khách Trung Quốc chủ yếu đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với trung bình 20-30 đoàn mỗi tháng, cao điểm có thể lên đến 50 đoàn. Tuy nhiên, con số này hiện còn khoảng 4-5 đoàn mỗi tháng, chủ yếu là khách hội chợ, khảo sát, thực sự chưa có nhiều đoàn khách du lịch đúng nghĩa.

Lượng khách Trung Quốc đến ASEAN. Ảnh GSO.

Trước dịch, trung bình mỗi năm có khoảng 180 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tiêu 200 tỷ USD ở nước ngoài, tất nhiên vì thế quốc gia nào cũng muốn được chia phần cái bánh to đùng này. Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương chỉ ra Trung Quốc dẫn đầu trong các thị trường khách đến các nước Đông Nam Á.

Năm 2019, Trung Quốc là thị trường gửi khách đến nhiều nhất ở các nước như Việt Nam (5,8 triệu lượt), Thái Lan (10,9 triệu), Singapore (3,6 triệu). Đối với Hà Nội năm 2019, du lịch Thủ đô đón được gần 700.000 khách Trung Quốc, trung bình khoảng 58.000 khách mỗi tháng.

Vì sao người Trung Quốc lại chưa xuất ngoại?

Theo chuyên gia Lương Hoài Nam, đầu tiên là do chính sách của Chính phủ Trung Quốc chưa khuyến khích người dân ra nước ngoài du lịch mà chủ yếu tập trung khôi phục, phát triển du lịch nội địa, với tinh thần “tiền Trung Quốc tiêu ở Trung Quốc”. Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi 3 năm đại dịch nên đa số người dân Trung Quốc chọn đi du lịch nội địa hoặc ở nhà, còn du lịch nước ngoài kinh phí tốn kém hơn thì để sau.

Về tâm lý, nhiều nơi, người dân Trung Quốc vẫn đeo khẩu trang, họ vẫn lo phải xét nghiệm, họ vẫn lo nhiễm bệnh khi đi nước ngoài, vì vậy họ vẫn còn chờ thông tin an toàn mới tính đến việc đi du lịch nước ngoài.

Tiếp đến 11 hãng hàng không Trung Quốc vẫn chưa khôi phục lại các đường bay quốc tế như trước khi đại dịch. Trước dịch, 11 hãng hàng không Trung Quốc khai thác 32 điểm bay từ 14 điểm trên đất Trung Quốc đến 5 TP của Việt Nam gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang, với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần. 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air, từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc, với tổng cộng là 421 chuyến/tuần.

Số tuyệt đối  khách Trung Quốc đã tăng, vượt mục tiêu Tổng cục Du lịch đặt ra đầu năm 2023.

Về thủ tục xuất cảnh, rất nhiều người dân Trung Quốc đã hết hạn hộ chiếu, sau gần 3 năm đóng cửa vì Covid-19. Theo báo chí Trung Quốc số liệu hộ chiếu cần gia hạn (và làm mới) lên đến gần 300 triệu nên cần có thời gian. Nhiều người cho rằng đây cũng là “chính sách câu giờ” của Trung Quốc khi “giữ chân công dân” nhằm khôi phục du lịch nội địa.

Dấu hiệu tăng trưởng nhanh

3 lý do trên của thị trường khách Trung Quốc đang được cải thiện 6 tháng cuối năm 2023, bằng chứng là số khách du lịch Trung Quốc nói chung và đến Việt Nam nói riêng đang có chiều hướng cải thiện đáng kể. Từ tháng 9/2023, Vietnam Airlines đã có kế hoạch đưa tàu thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 khai thác trên các đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh; giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thượng Hải.  Hiện nay, Vietnam Airlines đã khôi phục 9/10 đường bày đến Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khách Trung Quốc vào Việt Nam tháng sau cao hơn tháng trước và đến tháng 5/2023 đã xấp xỉ Singapore và Thailand,  số tuyệt đối cũng tăng, vượt mục tiêu Tổng cục Du lịch đặt ra đầu năm. Theo kinh nghiệm của chuyên gia Lương Hoài Nam, 6 tháng cuối năm số lượng du khách Trung Quốc sẽ tăng cao hơn con số 557.151 người trong 6 tháng đầu năm. Các công ty du lịch Việt Nam đều cho rằng năm 2024 chắc chắn những con số này sẽ được cải thiện nhiều hơn nữa.

 

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô đứng đầu và đi đầu

Phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô đứng đầu và đi đầu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

11/01/2025 | 21:48

Kinhtedothi - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày dự báo Đà Nẵng, Phú Quốc và Tây Ninh là những điểm đến được “săn đón” hàng đầu. Với các lễ hội đặc sắc, cảnh quan đầu tư và trải nghiệm đẳng cấp, các địa phương này hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ