Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đua tài trực tiếp

Kinhtedothi - Cuộc vận động tranh cử tổng thống ở nước Mỹ năm nay đến giai đoạn vừa là đỉnh cao vừa là nước rút với cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử viên: Tổng thống đương nhiệm Donald Trump phe Cộng hoà và cựu Phó Tổng thống Joe Biden phía Dân chủ.

Hai cuộc đua tài trực tiếp còn lại giữa 2 người này sẽ diễn ra trong các ngày 15 và 22 tháng 10 tới đây.
Từ nhiều thập kỷ nay tại nước Mỹ, các cuộc tranh luận trực tiếp như thế này là cơ hội gần như cuối cùng trước ngày diễn ra cuộc bầu cử tổng thống để các ứng cử viên thể hiện trước cử tri Mỹ những năng lực của họ, hoặc chỉ ra những yếu kém của đối thủ chính trị để thuyết phục cử tri bỏ phiếu ủng hộ mình, hoặc ít nhất thì cũng không ủng hộ đối thủ chính trị. Diễn biến các cuộc tranh luận này có tác động không hề nhỏ tới tâm lý và nhận thức của cử tri, qua đó tới kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Trump và ông Biden có lợi thế và điểm yếu rất khác nhau khi bước vào các cuộc tranh luận này. Lợi thế của ông Biden là được cử tri Mỹ tín nhiệm hơn hẳn ông Trump. Nếu đa số phiếu bầu phổ thông chứ không phải đa số đại cử tri quyết định ai thắng ai thua trong cuộc bầu cử tổng thống thì ông Trump không thể thắng nổi ông Biden giống như lẽ ra đã không thể trở thành tổng thống Mỹ cách đây 4 năm.
Hệ thống bầu cử ở Mỹ đã giúp Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ năm 2016. Hệ thống này năm nay gây bất lợi cho ông Biden. Lợi thế của ông Trump là bộ phận cử tri trung thành rất ổn định, trong khi có bộ phận cử tri không nhỏ tuy không tín nhiệm ông Trump nhưng lại không muốn bầu ông Biden.
Cho nên sách lược của ông Trump ở các cuộc tranh luận trực tiếp này là tập trung chủ yếu vào công kích ông Biden. Muốn giành về phần thắng, ông Biden phải thể hiện trước cử tri Mỹ để thuyết phục họ thật sự tin và công nhận ông là sự lựa chọn tốt hơn ông Trump. Nếu không, vận may đắc cử sẽ không đến với ông Biden.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ