Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU “đau đầu” tìm cách đảm bảo an ninh năng lượng giữa căng thẳng Nga-Ukraine

Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo EU đang nỗ lực “ngoại giao con thoi” để tìm “lối thoát hiểm” cho an ninh năng lượng châu Âu khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang thời gian qua đã “phủ bóng đen” lên thị trường khí đốt, vốn ghi nhận mức tăng kỷ lục vào cuối năm 2021.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng, các nước châu Âu đang tích cực tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Theo kế hoạch, Ðại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell và Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson sẽ đến Mỹ trong tuần này nhằm tìm cách tránh những rủi ro đối với nguồn cung khí đốt tại châu Âu. Ông Borrell cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU-Mỹ trong ngày 7/2, thảo luận vấn đề an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng sạch.

Châu Âu nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng giữa khủng hoảng Nga-Ukraine

Phát biểu trước khi đến Mỹ, ông Borrell kêu gọi EU khẩn trương xem xét khả năng tạo ra các nguồn dự trữ khí đốt chiến lược và mua chung khí đốt, điều mà Uỷ ban châu Âu đã khuyến nghị. Theo ông Borrell, trong ngắn hạn, Brussels sẽ tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt ổn định thông qua việc nhập khẩu nhiều hơn khí đốt tự nhiên hóa lỏng, còn gọi là LNG. EU hiện đang đàm phán với Na Uy, Qatar, Azerbaijan và Algeria để tăng nguồn cung LNG.

Trước đó, vào hôm 4/2, một phái đoàn của EU cũng đã tới Azerbaijan nhằm thúc đẩy đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng cho EU. Tại thủ đô Baku, Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng thường niên của các nước tham gia Hành lang khí đốt phía Nam (SGC). SGC là một tổ hợp gồm ba đường ống dẫn khí đốt nối Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và cuối cùng là biển Adriatic, đến Italia. Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Simson cho biết EU cũng hy vọng rằng tuyến đường ống xuyên Adriatic (TAP) sẽ tăng năng lực xuất khẩu khí đốt sang châu Âu lên 10 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm từ khoảng 8 bcm hiện nay.

Trước đó, trong tuyên bố chung trong ngày 28/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch EU Ursula von der Leyen thông báo hai bên đang làm việc cùng nhau để hướng tới việc đảm bảo cung cấp khí đốt tự nhiên một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho EU nhằm tránh cú sốc về nguồn cung, trong đó có tác động từ tình hình giữa Nga-Ukraine. Hiện Mỹ đã thảo luận với các nước và công ty cung cấp năng lượng chính của thế giới về khả năng chuyển hướng cung cấp sang châu Âu nếu xảy ra tình trạng gián đoạn.

Bên cạnh tìm các nguồn cung khí đốt mới, các nhà lãnh đạo EU cũng đang nỗ lực hạ nhiệt “điểm nóng” căng thẳng quan hệ Nga-Ukraine trong bối cảnh các bên lo ngại về các động thái leo thang quân sự tại khu vực. Dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tới Nga và Ukraine, hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow vào hôm nay (7/2) và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev trong ngày 8/2. Mục tiêu của chuyến thăm này là đạt được bước tiến trong “tháo ngòi căng thẳng” giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Macron có quan điểm rằng châu Âu cần duy trì các kênh liên lạc với Nga. Nhà lãnh đạo Pháp khẳng định châu Âu phải có tiếng nói trong cuộc khủng hoảng đang đe dọa sự ổn định của lục địa này. Tổng thống Macron và người đồng cấp Putin đã 3 lần điện đàm trong 10 ngày gần đây.

Theo hãng tin Tass, ông Christian Cambon - lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Lực lượng Vũ trang của Thượng viện Pháp,  ngày 7/2 bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm Moscow trong tuần này của Tổng thống Emmanuel Macron sẽ giúp giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ có các cuộc công du tiếp theo tới Ukraine và Nga trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ỏ khu vực Đông Âu.

Các quốc gia EU đang cố gắng giải “bài toán” an ninh năng lượng trước hết là vì lợi ích của chính EU. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng các động thái ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng nêu trên có ý nghĩa quan trọng giúp các bên giữ được “cái đầu lạnh” trong việc kiểm soát “thùng thuốc súng Ukraine” đang có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột đẩy cả châu Âu và kinh tế toàn cầu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ