EU muốn Việt Nam trở thành hình mẫu trong phát triển thủy sản bền vững
Kinhtedothi-Trong nỗ lực vận động EU tháo gỡ thẻ vàng IUU trước khi Đoàn thanh tra IUU vào Việt Nam tiến hành đợt thanh tra thứ 4, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu thăm và làm việc với các cơ quan của Ủy ban châu Âu tại Brussel (Vương quốc Bỉ).
Trong các phiên làm việc với Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá và Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản (DG MARE), Ủy ban châu Âu tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với phía Bạn về quan điểm của Việt Nam trong xử lý với vấn đề IUU, xác định chống khai thác IUU là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành, không chỉ để xuất khẩu sang EU mà còn giúp phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững.
“Vấn đề thẻ vàng là cơ hội cho ngành khai thác thủy sản chuyển đổi từ nghề cá truyền thống, qui mô nhỏ nhiệt đới, đa nghề, đa loài sang quản lý một nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững…” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Trong xử lý vấn đề IUU, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định quyết tâm chính trị của Việt Nam nỗ lực cao nhất để giải quyết tốt nhất các nội dung kiến nghị của DG MARE đối với việc đẩy lùi và chấm dứt khai thác IUU hướng tới một nghề cá phát triển bền vững.
Với sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, với mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế và gỡ thẻ vàng của EC, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc để xây dựng và triển khai một kế hoạch đồng bộ với các mục tiêu và giải pháp cụ thể trong toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương, đoàn thể, công đồng ngư dân, hiệp hội và doanh nghiệp thủy sản.
Để triển khai các giải pháp đồng bộ cho phát triển nghề cá bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam có chiến lược giảm cường lực khai thác, giảm đội tàu và chuyển sang phát triển nuôi trồng thủy sản để phát triển ngành thủy sản bền vững. Thời gian tới, đề nghị Ủy ban châu Âu hỗ trợ Việt Nam công tác điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam; triển khai các chương trình chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển…
Đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các đối tác của Ủy ban châu Âu cho biết hoạt động của Bộ trưởng khẳng định rõ quyết tâm và ý trí chính trị của Việt Nam, và là cơ hội để trao đổi trực tiếp để hai bên hiểu rõ hơn về các khó khăn trong quá trình thực thi chống khai thác IUU.
Khung pháp lý về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU mà Việt Nam đã xây dựng hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi còn một số tồn tại. Đơn cử như tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU tại các vùng biển nước ngoài mặc dù đã giảm so với trước đây; việc thực thi pháp luật chưa đồng bộ giữa các địa phương…
Ủy ban châu Âu sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển thủy sản bền vững. Sắp tới EU cũng sẽ ban hành hướng dẫn về phát triển thủy sản bền vững theo đúng chiến lược. Trong đó, EU mong muốn hỗ trợ Việt Nam trở thành một hình mẫu của thế giới trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản và chống khai thác IUU.
Kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vì tàu cá vi phạm IUU
Kinhtedothi – Thực hiện nghiêm Công điện số 265/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang để xảy ra tàu cá vi phạm đã tổ chức kiểm điểm. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành đã nhận hình thức “Kiểm điểm rút kinh nghiệm”.
Kiểm điểm tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm về chống khai thác IUU
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 209/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ bảy Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra chống khai thác IUU tại Quảng Ngãi
Kinhtedothi: Ngày 24/9, Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Quảng Ngãi.