Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU tiết lộ quốc gia sẽ thay Ukraine trung chuyển khí đốt Nga

Kinhtedothi - Trong dài hạn, Bulgaria sẽ trở thành quốc gia trung chuyển quan trọng khí đốt nhập khẩu từ Nga nhằm đảm bảo nguồn cung cho Romania, Moldova và các nước Đông Nam Âu.

Tờ Euractiv đưa tin, Bulgaria sẽ trở thành một phần trong tuyến đường chính nhập khẩu khí đốt Nga sang Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine từ năm 2025.

Về lâu dài, Bulgaria sẽ trở thành quốc gia trung chuyển quan trọng đảm bảo nguồn cung cho Romania, Moldova và các nước Đông Nam Âu. Ảnh: Euractiv

Theo đó, với việc hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga và Ukraine sang EU hết hạn vào cuối năm nay, đường ống khí đốt Balkan Stream qua Bulgaria sẽ trở thành tuyến đường cung cấp chính cho EU.

Theo tờ Euractiv, vấn đề quan trọng này đã được Đại diện EU về năng lượng Ditte Juul Jorgensen thảo luận trong chuyến thăm trung tâm điều phối của Công ty khí đốt nhà nước Bulgaria Bulgartransgaz (BTG).

Về lâu dài, Bulgaria sẽ trở thành quốc gia trung chuyển quan trọng đảm bảo nguồn cung cho Romania, Moldova và các nước Đông Nam Âu.

“Khi việc vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine chấm dứt từ đầu năm 2025, tuyến đường vận chuyển khí đốt chạy qua lãnh thổ Bulgaria sẽ là dự án duy nhất có thể đảm bảo cả việc vận chuyển khí hóa lỏng cần thiết cũng như hoạt động liên tục của mạng lưới truyền tải khí đốt và các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Ukraine” - Giám đốc Bulgartransgaz Vladimir Malinov cho biết.

EU đã có kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng từ Nga vào năm 2027. Theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, EU đã giảm mạnh nhập khẩu khí đốt Nga từ hơn 50% xuống còn 15% vào năm ngoái.

Tổng cộng, 9% nguồn cung khí đốt của Nga sang EU thông qua đường ống, phần còn lại là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Sau khi tuyến đường trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine dừng hoạt động, nguồn cung cấp cho EU và Ukraine sẽ chủ yếu đi qua Bulgaria.

Quốc gia Balkan này vận hành tuyến đường ống khí đốt Balkan Stream, là sự tiếp nối của tuyến đường ống Turkish Stream  - được khánh thành đúng 1 năm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Sau khi chiến sự bùng nổ, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Bulgaria, song chính quyền ở Sofia không can thiệp vào việc vận chuyển khí đốt của Nga đến Serbia, Hungary và từ đó đến Áo.

Bên cạnh đó, Bulgaria và Hy Lạp đã xây dựng một trạm kết nối mạng lưới khí đốt của Bulgaria với đường ống dẫn khí xuyên Adriatic, vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan. Kết nối này cũng cho phép vận chuyển LNG từ các kho cảng của Hy Lạp và nhập khẩu LNG từ các kho cảng của Nga qua Balkan Stream.

Hiện Bulgaria và Romania không sử dụng đường ống dẫn khí xuyên Balkan, vốn là tuyến đường cũ để vận chuyển khí đốt Nga từ Ukraine qua Romania đến Bulgaria trước khi Turkish Stream được đưa vào hoạt động. Ý tưởng của chính quyền Sofia là đảo ngược hướng đi của đường ống dẫn khí đốt này và biến Bulgaria trở thành tuyến xuất khẩu khí đốt sang Romania và Ukraine.

Dự án này được gọi là Hành lang khí đốt thẳng đứng và là dự án chung của các công ty khí đốt Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Hungary, Slovakia, Moldova và Ukraine.

EU đang nỗ lực từ bỏ hoàn toàn các nguồn cung khí đốt của Nga cho khối thông qua Ukraine, khi hợp đồng trung chuyển nhiên liệu giữa Kiev và Moscow sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Với sự trung gian của EU, hợp đồng 5 năm hiện tại giữa Nga - Ukraine được ký gia hạn vào năm 2019, chỉ 24 giờ trước khi thỏa thuận trước đó hết hạn. Theo thỏa thuận này, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã đồng ý vận chuyển 65 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ mét khối khí đốt hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2024.

Đường ống trung chuyển qua Ukraine và nhánh TurkStream ở châu Âu là 2 tuyến đường ống duy nhất còn lại đưa khí đốt của Nga đến Trung và Tây Âu. Tuy nhiên, Ủy viên phụ trách năng lượng châu Âu Kadri Simson tiết lộ tại một cuộc họp Ủy ban Nghị viện EU hồi đầu tháng này rằng, liên minh không có ý định gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt hiện tại với Nga qua Ukraine.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ