EU tính loại một thành viên vì quyết định thị thực với Nga?
Kinhtedothi - Tháng trước, Budapest đã mở rộng chế độ thị thực đặc biệt của nước này – hệ thống Thẻ quốc gia – để bao gồm cả công dân Nga và Belarus. Chương trình này cho phép người nước ngoài làm việc tại Hungary trong tối đa hai năm và mở đường cho họ nộp đơn xin thường trú.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 9/8 đã đưa ra cảnh báo về khả năng trục xuất Hungary khỏi Khu vực Schengen – một biện pháp được đề xuất như một hình phạt sau khi Budapest nới lỏng các quy tắc nhập cảnh đối với công dân Nga.
Tháng trước, Budapest đã mở rộng chế độ thị thực đặc biệt của nước này – hệ thống Thẻ quốc gia – để bao gồm cả công dân Nga và Belarus. Chương trình này cho phép người nước ngoài làm việc tại Hungary trong tối đa hai năm và mở đường cho họ nộp đơn xin thường trú.
Động thái của Hungary đã thu hút sự chú ý sau khi Chủ tịch Đảng Nhân dân Châu Âu Manfred Weber chỉ trích trong một lá thư gửi cho Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, tuyên bố rằng chương trình mới có thể giúp các lực lượng trinh sát Nga dễ dàng xâm nhập vào khối EU hơn.
Đầu tuần này, một nhóm gồm 67 thành viên của Nghị viện EU đã gửi một lá thư chính thức tới Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, yêu cầu trừng phạt Hungary nếu nước này từ chối thay đổi chính sách thị thực.
Một trong những người tham gia ký kết - nghị sĩ Phần Lan Tytti Tuppurainen, đã đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary và thậm chí bước đi cuối cùng là loại nước này khỏi Khu vực Schengen nếu Budapest quyết không sửa đổi các quy định về thị thực.
Theo Thủ tướng Ba Lan, việc loại khỏi Khu vực Schengen thực chất là bước mở đầu cho việc loại khỏi EU.
"Tôi đã nỗ lực nhiều để loại [Thủ tướng Hungary] Viktor Orban và đảng của ông khỏi cộng đồng quốc tế... nhưng sẽ cẩn thận với quyết định trục xuất một quốc gia khỏi EU”, Thủ tướng Tusk cho biết thêm.
Thủ tướng Ba Lan khẳng định, không tiếp cận đầy đủ chi tiết về quyết định cấp thị thực của Hungary, nhưng “có vẻ như các điều khoản của luật pháp châu Âu đã bị vi phạm cùng với các quy định liên quan đến rủi ro đối với an ninh của các quốc gia Schengen”.
Ông Tusk cũng lưu ý rằng Hungary không phải là quốc gia EU duy nhất cấp thị thực cho công dân Belarus và người Nga, vì vậy việc trừng phạt họ sẽ không ngăn cản việc nước này duy trì trong khối.
Theo RT, Ba Lan là một trong những quốc gia ủng hộ chính của Kiev trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine. Nước này đã tích cực gửi viện trợ quân sự và đóng vai trò là trung tâm cung cấp vũ khí cho phương Tây. Trong khi đó, Hungary từng phản đối việc tài trợ và cung cấp vũ khí cho Kiev.
Thủ tướng Hungary cũng từng kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột và bắt đầu thực hiện "sứ mệnh hòa bình" của Ukraine vào tháng trước, bao gồm tổ chức các cuộc đàm phán với Kiev và Moscow để thúc giục hai bên đàm phán.
Các hành động của ông, bao gồm cả cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã dẫn đến sự chỉ trích trong EU, trong đó một số thành viên kêu gọi hủy bỏ chức chủ tịch luân phiên EU mà Hungary hiện đang nắm giữ.
Cho đến nay, Brussels đã phản hồi lại những chỉ trích về các quy tắc cấp thị thực mới của Hungary bằng cách yêu cầu Budapest chính thức giải thích về động thái này. EU dự kiến sẽ giải quyết vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 10 tới.
Quốc gia EU dự kiến công bố loại bỏ khí đốt Nga trong vài tuần tới
Kinhtedothi - Theo đài RT, cam kết này được chính phủ Áo đưa ra nhằm bảo vệ nền kinh tế và các hộ gia đình khỏi rủi ro về giá và nguồn cung mới.
EU trở thành “con tin” của Mỹ sau vụ nổ đường ống Nord Stream 2
Kinhtedothi - Tuyên bố trên được Đại sứ Nga tại Mỹ đưa ra trong bình luận mới nhất về vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream chạy dưới Biển Baltic hồi tháng 9/2022.
Dòng chảy khí đốt Nga sang EU bất ngờ tăng kỷ lục
Kinhtedothi - Liên minh châu Âu (EU) đã đặt mục tiêu giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu của Nga, nhưng thực tế lượng khí đốt qua đường ống của Nga đến EU vẫn tăng vọt trong những tháng gần đây.