Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng trong 2 tháng đầu năm

Kinhtedothi - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ước tính trong 2 tháng đầu năm 2019, tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần cùng kỳ.

 Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/2/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý là vốn FDI tăng mạnh ở cả 3 hợp phần cấp mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần. Trong đó, có 514 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,44 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, có 176 lượt dự án đăng ký với tổng vốn đăng ký tăng thêm 854,8 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Góp vốn, mua cổ phần có 1.039 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,17 tỷ USD, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 61% tổng vốn đăng ký.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 81,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 và vị trí thứ 3 là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

Có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, đứng đầu là Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, chiếm 51% tổng vốn đầu tư. Xếp ngay sau đó tại vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Singapore và Hàn Quốc.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018, đây cũng là mức tăng cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng.

Cũng trong 2 tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 44 tỉnh thành phố, trong đó, Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất với 4 tỷ USD chiếm 47,3%, đứng thứ hai là TP Hồ Chí Minh với 1 tỷ USD chiếm 12%,thứ ba là Bắc Ninh với 54 triệu USD chiếm 6,3%.

Có thể kể đến một số dự án lớn trong 2 tháng đầu năm 2019 như: Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội; Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) Co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ