Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Fitch xếp hạng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực

Kinhtedothi - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.

Fitch Ratings cho biết, xếp hạng trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ không bảo đảm của Việt Nam cũng được giữ ở BB-. Bên cạnh đó, trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia tiếp tục được hãng này duy trì ở mức BB-, trong khi nợ ngắn hạn phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ được xếp hạng B.
 

Fitch cũng nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Điều này xuất phát từ việc Việt Nam đang xây dựng chính sách tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô.

"Chủ trương này bao gồm tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, tăng cường tập trung vào ổn định lạm phát đã góp phần giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI mạnh và giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao", theo Fitch.

Fitch nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi ngành sản xuất hướng ra xuất khẩu và sự tăng trưởng đều đặn của lĩnh vực dịch vụ, bất chấp những khó khăn mà ngành khai thác mỏ và dầu khí đang gặp phải.

Báo cáo của Fitch cũng nhấn mạnh việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục tăng, đạt mức 37 tỷ USD vào cuối năm 2016, từ mức 28,6 tỷ USD vào cuối năm 2015. Sự cải thiện này có được một phần nhờ cơ chế tỷ giá mới áp dụng từ đầu năm 2016 nhằm tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá, cùng thặng dư tài khoản vãng lai ở mức cao, và dòng vốn FDI.

Bên cạnh những mặt tích cực, Fitch cũng cảnh báo mức nợ công gia tăng của Việt Nam, từ mức 50,1% GDP vào cuối năm 2015 lên mức 53,4% GDP vào cuối năm 2016. Nếu tính cả những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh, thì mức nợ công đã lên tới 63,7% vào cuối năm 2016, rất sát trần 65%.

Tuy nhiên, Fitch nhấn mạnh rằng Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định cam kết giữ nợ công dưới trần thông qua các biện pháp tài khóa và hạn chế cấp bảo lãnh nợ. Fitch dự kiến Chính phủ Việt Nam sẽ tránh được việc phá trần nợ bằng cách thực thi các biện pháp này.

Ngoài ra, Fitch cho rằng số tiền thu về từ chương trình cổ phần hóa DN Nhà nước từ 2016 - 2020 có thể sẽ giúp trả bớt nợ công. Fitch ước tính thâm hụt tài khóa của Việt Nam đã giảm xuống mức 5,7% GDP vào cuối năm 2016, từ mức 6,2% vào cuối năm 2015, đồng thời dự báo mức thâm hụt giữ ở ngưỡng khoảng 5,7% GDP trong năm 2017 - 2018 nếu không có sự thay đổi lớn về thu ngân sách.

Tổ chức này dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực thế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên mức 6,3% trong năm nay và 6,4% trong năm 2018, nhờ dòng vốn FDI vào khu vực sản xuất và tiêu dùng tư nhân mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ