Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FLC công bố tái khởi động tiến trình niêm yết ở nước ngoài

Kinhtedothi - Sự kiện giới thiệu sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam lần đầu tiên được FLC tổ chức tại Singapore không chỉ nhằm thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào dự án của tập đoàn, mà còn thông qua đó quảng bá thương hiệu và tiềm năng du lịch Việt Nam ra các thị trường quốc tế.

Ngày 10/6, sự kiện giới thiệu sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam do Tập đoàn FLC tổ chức tại trung tâm hội nghị Raffles (Singapore) đã thu hút sự tham gia của hơn 300 nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư và doanh nghiệp bất động sản tại châu Á và thế giới.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC (giữa) trao đổi với các nhà đầu tư quan tâm.

Trong khuôn khổ roadshow, hàng chục câu hỏi đến từ đông đảo khách mời đã được chuyển về đại diện lãnh đạo FLC, liên quan đến dự án, thủ tục đầu tư vào Việt Nam, kế hoạch phát triển của tập đoàn, triết lý quản trị - kinh doanh của người đứng đầu.

Với thời lượng chương trình có hạn, ban lãnh đạo FLC đã tiếp tục cung cấp các thông tin bên lề roadshow trong buổi họp báo, với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí, hãng tin quốc tế như Reuters, Nikkei Asia Reviews, The Financial Times, The Edge Property Singapore…

Sự kiện này được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá có quy mô lớn hiếm thấy, góp phần thỏa mãn “cơn khát” thông tin của Singapore về thị trường bất động sản Việt Nam - nơi đang chứng kiến dòng vốn nước ngoài đổ vào ngày càng lớn. Đây cũng là roadshow mở màn cho chuỗi sự kiện tiếp nối sẽ được FLC triển khai trong năm 2017, với các điểm đến tiếp theo là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc...

Mở ra cơ hội lớn

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thành Vinh - Tổng giám đốc Tập đoàn FLC khẳng định, với lợi thế hơn 3.200 km đường bờ biển uốn lượn hình chữ S, sở hữu rất nhiều eo biển đẹp nổi tiếng, cùng với những đặc trưng về văn hóa, con người…, Việt Nam đang vươn lên trở thành một trong 5 điểm đến du lịch đón nhiều lượt khách du lịch quốc tế nhất Đông Nam Á.

“Với những nghiên cứu rất kỹ lưỡng của FLC, chúng tôi nhận thấy rằng, thị trường du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cho thời kỳ bùng nổ, những cơ hội rất lớn đang mở ra cho lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Lê Thành Vinh nhấn mạnh.

Theo số liệu mà ông Nguyễn Trọng Thức, Giám đốc Phòng Dịch vụ nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam cung cấp, doanh thu từ du lịch năm 2016 của Việt Nam đã tăng hơn 10% từ mức 15 tỷ USD năm 2015 lên 17,7 tỷ USD năm 2016, cho thấy sức tăng trưởng bùng nổ của ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam.

“Với sức bật này, đầu tư vào hạ tầng du lịch tại Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời gian qua”, ông Thức nhận định, nhấn mạnh vào việc phát triển hạ tầng ngành hàng không, bao gồm đầu tư mở rộng các sân bay quốc tế, đầu tư phát triển các hãng hàng không trong nước như Vietjet Air, Bamboo Airways…

Bất động sản thăng hoa cùng du lịch

Một lĩnh vực đầu tư cũng “thăng hoa” cùng đà tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam chính là bất động sản nghỉ dưỡng, với hàng loạt dự án đổ bộ vào các địa phương có lợi thế về du lịch biển.
Ông Nguyễn Tiến Minh - Đại sứ Việt Nam tại Singapore đánh giá cao những sự kiện như roadshow của FLC trong việc đóng góp vào quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Ông Thức cho biết, số lượng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng bán được tại Việt Nam trong các năm vừa qua cũng đã tăng mạnh. Đặc biệt tại Quy Nhơn, dự án FLC Quynhon Beach & Golf Resort do FLC làm chủ đầu tư đi vào hoạt động đã góp phần đưa thành phố biển này lọt top 1 trong 9 điểm du lịch mới lạ tại Đông Nam Á.

Bên cạnh mở rộng đầu tư giai đoạn 2 tại FLC Sầm Sơn ở tỉnh Thanh Hóa, FLC Quy Nhơn tại tỉnh Bình Định và FLC Vĩnh Phúc ở tỉnh Vĩnh Phúc, FLC sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án FLC Hạ Long, có thể khánh thành cuối năm 2017, ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc FLC cho biết.

FLC cũng chuẩn bị khởi công dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Đồ Sơn tại thành phố Hải Phòng, có diện tích khoảng 500 ha, tổng mức đầu tư 5.300 tỷ đồng.

Tháng 5/2017, FLC đã tiến hành khảo sát thực địa tại Nghệ An để chuẩn bị cho quần thể FLC Nghệ An với diện tích khoảng 570 ha, tổng vốn 5.000 tỷ đồng.

Đánh giá về hoạt động của FLC, chuyên gia kinh tế - bất động sản Nguyễn Trí Hiếu cho rằng quỹ dự án phát triển trị giá 3,8 tỷ USD là rất ấn tượng, so với tổng tài sản của tập đoàn là 800 triệu USD. Đặc biệt, việc huy động vốn thành công trên thị trường chứng khoán giúp tập đoàn vẫn có thể phát triển thành công dự án mà không phải phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Đây là một đặc điểm riêng có của FLC.

Nhà đầu tư Singapore được chào đón

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Tiến Minh, Đại sứ Việt Nam tại Singapore nhận xét Tập đoàn FLC đã có sự phát triển rất ấn tượng trong những năm qua, và ông đã sẵn lòng trợ giúp khi FLC ngỏ lời muốn quảng bá bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam tại thị trường Singapore.

Mối quan hệ đối tác Việt Nam - Singapore đã được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013. Singapore hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam, đặc biệt đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong hai tháng đầu năm 2017, vượt Nhật Bản và Hàn Quốc.

“Việt Nam dồi dào tài nguyên, nhân lực, nhưng còn thiếu về mặt quản lý, trong khi đây lại là điểm mạnh của Singapore. Người Việt Nam nói chung luôn muốn học hỏi từ Singapore, nên khi vào Việt Nam, nhà đầu tư Singapore sẽ luôn được chào đón với những điều kiện thuận lợi nhất”, Đại sứ nhấn mạnh.

Nhiều dự án trọng điểm 5 năm tới

Trước câu hỏi của nhà đầu tư về kế hoạch phát triển trong 5 năm tới, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ FLC cho biết tập đoàn sẽ tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm.

Trong đó, có dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí trên đảo Ngọc Vừng, tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 1.700 ha, tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Đây là một dự án đặc biệt vì có casino đầu tiên phục vụ cả người nước ngoài và Việt Nam.

“Nếu so về quy mô và diện tích, dự án này còn lớn hơn quần thể resort Sentosa của Singapore”, ông Quyết nói.

Còn tại Quảng Bình, FLC đã và đang triển khai một dự án được ông Quyết gọi vui là “chợ golf”, gồm 10 sân 18 hố liên hoàn, nằm trong quần thể du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.900 ha, bao gồm 2.000 phòng khách sạn.

Tập đoàn FLC cũng sẽ triển khai mở hãng hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, bên cạnh đó sẽ mở rộng hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá phục vụ xây dựng. Sản phẩm sẽ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó có thị trường Singapore.

Niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài

Một trong những vấn đề mà ban lãnh đạo FLC nhận được nhiều câu hỏi nhất từ nhà đầu tư tham gia sự kiện là kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài, đặc biệt là Singapore.

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, FLC đang nghiên cứu triển khai kế hoạch này. Cách đây ba năm, do nhiều hạn chế về quy định, luật pháp của cả Singapore và Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, trong đó có FLC, đã gặp khó khăn trong việc đưa cổ phiếu lên niêm yết tại một trong những thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất châu Á.

Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, khi bối cảnh chung đã thuận lợi hơn, các cơ quan chức năng Việt Nam có thể sẽ xem xét tháo gỡ, nới lỏng quy định để rộng đường cho doanh nghiệp trong nước niêm yết trên sàn nước ngoài. Tập đoàn FLC cũng đã ngay lập tức khởi động lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước ngoài, trước mắt là thị trường chứng khoán Singapore…

“Chúng tôi sẽ có cuộc gặp với công ty tư vấn luật Baker&McKenzie ngay sau đây để được tư vấn về tiến trình này”, ông Trịnh Văn Quyết cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ