Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

G20 "lo sợ" trước đồng USD mạnh lên

Kinhtedothi - Tác động tiêu cực khi đồng USD thống trị đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ là một trong những chủ đề chính tại Hội nghị G20.

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của USD.

Các nền kinh tế mới nổi như Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng nội tệ trước khả năng lạm phát mới và áp lực giảm tốc độ tăng trưởng do giá nhập khẩu tăng.

Một người đàn ông đứng bên ngoài văn phòng đổi tiền ở trung tâm thành phố Nairobi, Kenya. Ảnh: Reuters

Tác động tiêu cực khi đồng USD thống trị đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ là một trong những chủ đề chính tại Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20, khai mạc ngày 20/4 tới tại Washington.

Đồng tiền của các quốc gia thành viên G20 hầu như mất giá so với đồng USD. Mức giảm kể từ đầu năm lên tới 8% đối với đồng yên và 5,5% đối với đồng won Hàn Quốc, dẫn đầu là đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 8,8%. Cả hai nền kinh tế phát triển và mới nổi đều chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ nhanh chóng, trong khi đô la Australia, đô la Canada và đồng euro giảm lần lượt 4,4%, 3,3% và 2,8%. 

Nguyên nhân khiến đồng USD mạnh lên là do khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất đang giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng công bố hôm 10/4 đã tăng cao hơn kỳ vọng của thị trường. Sau khi công bố chỉ số CPI, các loại tiền tệ như đồng yên và đồng euro tiếp tục giảm giá so với USD.

Các chính phủ ngày càng lo ngại về sự sụt giảm giá trị đồng tiền. Các nền kinh tế mới nổi đặc biệt nhạy cảm với tác động tiêu cực, khi gánh nặng nợ bằng đồng USD tăng lên cùng với chi phí lãi vay lớn hơn do lãi suất tăng. 

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc USD tăng 10% trên thị trường tiền tệ sẽ đẩy tổng sản phẩm quốc nội thực ở các nền kinh tế mới nổi giảm 1,9% sau một năm, với những tác động kinh tế bất lợi kéo dài hơn hai năm. Vào năm 2022, khi đồng bạc xanh tiếp tục mạnh lên, Sri Lanka có khả năng rơi vào tình trạng vỡ nợ do đồng tiền của nước này mất giá.

Một số quốc gia đã bắt đầu hành động. Ngày 1/4, ngân hàng T.Ư Brazil lần đầu tiên can thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ khi Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhậm chức. Mặc dù chính phủ và ngân hàng T.Ư chưa giải thích rõ, nhưng động thái này được cho là nhằm điều chỉnh sự mất giá của đồng real.

Theo truyền thông địa phương, Ngân hàng T.Ư Indonesia cũng quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng này. Mục tiêu là điều chỉnh mức giá của đồng rupiah đang ở mức thấp nhất trong 4 năm. Tuy nhiên, đồng rupiah đã có xu hướng giảm kể từ khi những thông tin này xuất hiện, vượt quá mức mốc quan trọng là 16.000 rupiah/1 USD.

Theo Reuters, ngân hàng T.Ư Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lãi suất chính sách từ 45% lên 50% trong tháng 3 để đối phó với sự mất giá của đồng lira và lạm phát gia tăng.

Các nền kinh tế mới nổi đã cố gắng ngăn chặn đồng nội tệ mất giá bằng cách tăng lãi suất trước Fed vào năm 2021 và 2022. Vào đầu năm 2024, nhiều người tin rằng lãi suất của Mỹ sẽ giảm vào cuối năm và giá trị của đồng USD sẽ được đánh giá chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, thời điểm Mỹ cắt giảm lãi suất đang bị đẩy lùi, làm tăng nguy cơ đồng USD tăng giá kéo dài bất ngờ, có thể tác động tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi.

Khi “gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng gặp khó

Khi “gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng gặp khó

Giá vàng sẽ tiếp tục "bay cao" trong tuần tới?

Giá vàng sẽ tiếp tục "bay cao" trong tuần tới?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ