Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cà phê hôm nay 21/1: Cơ hội cho cà phê Việt khi dự trữ thế giới ở mức thấp do dịch Covid-19

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 21/1 trong khoảng 31.300 - 31.800 đồng/kg. Giá cà phê trên 2 sàn hàng hóa phái sinh cùng giảm.

Giá cà phê hôm nay 21/1: Cơ hội cho cà phê Việt khi dự trữ thế giới ở mức thấp do dịch Covid-19
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 31.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 31.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 31.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 31.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 31.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 31.800 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 31.700 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giảm 200 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2021 giảm 8 USD/tấn (0,59%), giao dịch ở mức 1.340 USD/tấn, giao tháng 5/2021 giảm 8 USD/tấn (0,59%), giao dịch ở mức 1.350 USD/tấn. Tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2021 giảm 1,95 cent/lb (1,53%) ở mức 125,2 cent/lb, giao tháng 5/2021 giảm 1,95 cent/lb (1,51%) ở mức 127,3 cent/lb.

Theo các nhà quan sát, giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm khi Hiệp hội các nhà xuất khẩu (Cecafé) ở Brazil báo cáo xuất khẩu tháng 12/2020 tiếp tục tăng mạnh 38,6% so với cùng kỳ năm trước lên ở mức kỷ lục 4,3 triệu bao. Hợp tác xã cà phê Cooxupé cũng dự kiến họ sẽ xuất khẩu Arabica trong năm 2021, tăng thêm 20% so với năm trước. Trong khi báo cáo thời tiết từ các vùng trồng chính ở phía đông nam Brazil hiện có nhiều mưa, rất thuận lợi cho vụ mùa mới phát triển.

Ở trong nước, nhiều địa phương đã kết thúc thời gian thu hoạch vụ mới, dự báo sản lượng giảm hơn năm trước. Với giá cà phê nhân dưới 32 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê tiếp tục gặp khó khăn. Tâm lý bán hàng đầu vụ và nhu cầu chi tiêu Tết đang khiến nông dân bán mạnh, trong khi đó các nhà đầu cơ tăng cường mua dự trữ.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tồn kho cà phê tại các kho cảng trên thế giới hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân do xuất khẩu khó khăn nên các đơn vị phải bán hàng dự trữ ra thị trường. Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy thị trường xuất khẩu cà phê sẽ cải thiện trong năm 2021.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ