Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cà phê hôm nay 23/3: Arabica tiếp tục tăng khi đầu cơ mua mạnh

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 23/3 trong khoảng 41.200 - 41.800 đồng/kg. Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều khi chứng khoán Mỹ phục hồi, hút lại dòng vốn từ vàng, dầu thô và các sàn nông sản.

Giá cà phê hôm nay 23/3: Arabica tiếp tục tăng khi đầu cơ tăng mua  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.700 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.700 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước giảm nhẹ theo giá cà phê Robusta.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 5 USD/tấn ở mức 2.170 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.142 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,45 cent/lb ở mức 225,1 cent/lb, giao tháng 7/2022 giữ ở mức 224,45 cent/lb.

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều khi chứng khoán Mỹ phục hồi, hút lại dòng vốn từ vàng, dầu thô và các sàn nông sản. Bên cạnh đó, tồn kho đạt chuẩn tiếp tục tăng cũng là nguyên nhân khiến giá cà phê thế giới chững lại trong phiên vừa qua.

Từ đầu tuần này, đầu cơ trên sàn New York quay lại tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý vị thế ròng trong tuần trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ở Đông Âu bị đình trệ vì các lệnh cấm vận của phương Tây với khoảng 3 triệu bao/năm, cũng chỉ đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO) đang là yếu tố tích cực nâng đỡ giá cà phê.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 370.874 tấn, với kim ngạch trên 823,11 triệu USD, giá trung bình đạt 2.219,4 USD/tấn, tăng mạnh 30,9% về khối lượng, tăng 65,8% về kim ngạch và tăng 26,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm gần 13% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 47.173 tấn, tương đương 104,39 triệu USD, giá trung bình 2.212,9 USD/tấn, tăng 16,6% về lượng, tăng 49,4% về kim ngạch và tăng 28% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê sang 5 thị trường hàng đầu thế giới là: Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italia. Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi cũng giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê Robusta của Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ