Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cà phê hôm nay 23/4: Robusta tăng tiếp do sợ thiếu hàng trong ngắn hạn

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 23/4 trong khoảng 41.200 - 41.800 đồng/kg. Sau phiên tăng mạnh, giá Arabica điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó giá Robusta tiếp tục tăng, tuy nhiên đã quay trở về cấu trúc vắt giá.

Giá cà phê hôm nay 23/4: Robusta tăng tiếp do sợ thiếu hàng trong ngắn hạn

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.600 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng so với cùng thời điểm sáng qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 36 USD/tấn ở mức 2.130 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.116 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 227,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 0,95 cent/lb, ở mức 227,15 cent/lb.

Sau phiên tăng mạnh, giá Arabica điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó giá Robusta tiếp tục tăng, tuy nhiên đã quay trở về cấu trúc vắt giá. Khi giá của tháng gần cao hơn tháng xa, thể hiện mối lo thiếu nguồn cung trong ngắn hạn.

Phiên trước đó, sau khi hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022, đầu cơ trên sàn New York đã tích cực mua vào như và mạnh tay đẩy giá tăng vọt một cách hiếm thấy ngay trong phiên giao dịch của ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND) của kỳ hạn tháng 5/2022. Đến phiên hôm qua, lực mua giảm mạnh để điều chỉnh lại vị thế kinh doanh.

Với Robusta, theo các chuyên gia, đà tăng là không bền vững do áp lực bán cà phê của niên vụ 2021-2022 từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay. Lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi xung đột giữa Nga - Ukraine có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới. Thị trường còn đang xáo động trước dự kiến tăng lãi suất của đồng USD vào cuộc họp đầu tháng 5/2022.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ