Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cà phê hôm nay 27/11: Robusta tiếp tục tăng, vượt mốc 2.300 USD/tấn nhưng niềm vui chưa trọn với nhà nông

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 27/11 trong khoảng 40.800 - 41.600 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, trong niên vụ cà phê mới 2021/2022 Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê, tức tăng khoảng 4,47% so với xuất khẩu của niên vụ cà phê vừa qua.

Giá cà phê hôm nay 27/11: Robusta tiếp tục tăng, vượt mốc 2.300 USD/tấn nhưng niềm vui chưa trọn với nhà nông
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 200 - 300 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.308 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.237 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, sau 1 ngày tạm nghỉ giao dịch lễ Tạ ơn, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 2,45 cent/lb, ở mức 243,85 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,45 cent/lb, ở mức 242,95 cent/lb.

Đà giảm của Arabica được dự báo trước khi sàn này đã vào vùng mua quá mức, nên nhà đầu cơ thanh lý mạnh trong phiên kết thúc tuần. Thị trường London tiếp đà tăng. Theo dự báo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ cà phê mới 2021/2022 Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê, tức tăng khoảng 4,47% so với xuất khẩu của niên vụ cà phê vừa qua.

Theo các thương nhân kinh doanh cà phê Robusta ở khu vực Đông Nam Á nhận định, con số Việt Nam xuất khẩu tăng này cũng chưa sánh bằng số lượng bị ách tắc, không thể giao hàng vì dịch bệnh Covid-19 trong vài tháng vừa qua. Do đó, trong ngắn hạn, nguồn cung Robusta vẫn còn bị thắt chặt ít nhất là tới hết quý I/2022, khi mà cấu trúc giá đảo trên sàn London vẫn được duy trì.

Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên có nhiều mây và mưa nhỏ, không thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi sấy cà phê vụ mới. Tuy nhiên, điều này cũng làm quả cà phê chin chậm, hỗ trợ cho việc thiếu hụt nhân công trầm trọng, trong khi nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.

Ghi nhận tại Bình Phước, thời điểm này đã bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022, đa phần nông dân đều phấn khởi vì năng suất tăng, giá bán cũng ở mức khá so với năm trước. Thượng tá Trần Lê Cường, Giám đốc Nông trường 719, Công ty TNHH MTV 16 (Binh đoàn 16) cho biết, diện tích cà phê của nông trường khoảng 171 ha, chủ yếu trên địa bàn các xã Bom Bo, Đường 10, huyện Bù Đăng. 70% là diện tích trồng xen trong vườn điều và phần lớn đều đã hơn 20 năm tuổi, nhưng vụ này năng suất vẫn đạt khá trên 13 tấn/ha, những khu vực chuyên canh khả năng đạt 20 tấn/ha.

Những năm trước, vào đầu vụ thu hoạch, giá cà phê trên thị trường thường sụt giảm, thế nhưng năm nay giá ở mức khá cao, nông trường thu mua sản phẩm của hộ nhận khoán theo giá thị trường, dao động từ 41.000-42.000 đồng/kg cà phê nhân khô, cà phê tươi từ 8.000-8.300 đồng/kg.

Hầu hết các hộ trồng cà phê đều rất phấn khởi khi năng suất vườn cây đạt khá, đồng thời giá bán có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tìm nhân công thu hoạch khá khó khăn, cộng với giá phân bón, xăng dầu tăng cao khiến nông dân thấp thỏm, gặp nhiều áp lực trước vụ mùa mới...

Sau khi thu hoạch cà phê xong còn phải cần rất nhiều nhân công làm các khâu như: Tỉa cành tạo tán, rửa vườn, làm bồn, bón phân, tưới nước… Riêng chi phí xăng, dầu bơm tưới 3-4 đợt cho cà phê cũng đội lên khi giá dầu tăng cao. Nên theo người nông dân, khoản thu nhập tăng thêm từ được mùa, được giá của vụ cà phê năm nay tính ra cũng chỉ đủ bù đắp chi phí đầu tư cho niên vụ mới.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ