Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá rẻ vẫn khó bán, nhập khẩu thịt lợn giảm mạnh

Kinhtedothi - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 7/2022, Việt Nam nhập khẩu 61,48 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 140,56 triệu USD, giảm 5,2% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2021.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 350,86 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 789,08 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng đối với sản phẩm thịt lợn, Cục Xuất nhập khẩu cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu mặt hàng này liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.

Mặc dù thịt lợn nhập khẩu có mức giá rất cạnh tranh so với thịt trong nước, tuy nhiên vẫn rất khó tiêu thụ.

Trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu 10,02 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 21,58 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng 7/2021, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 55,21 nghìn tấn, trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 29 thị trường trên thế giới, trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Riêng thị trường nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam chủ yếu từ Hà Lan 3,9%, Canada 10,2%, Đức 15,5%, Nga 26,4%, Brazil 37,5%, còn lại là các thị trường khác. Mức giá nhập khẩu trung bình 2.153 USD tấn, bình quân thịt lợn nhập khẩu có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Giá bán ra tại thị trường hiện cũng phổ biến ở mức 55.000 - 99.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá thịt lợn trong nước có giá cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thịt lợn nhập khẩu. Hiện, giá bán lẻ thịt lợn nội tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội dao động 100.000 - 150.000 đồng/kg. Tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị… giá thịt lợn phổ biết từ 68.000 - 180.000 đồng/kg.

Mặc dù thịt lợn nhập khẩu có mức giá rất cạnh tranh so với thịt trong nước, tuy nhiên vẫn rất khó tiêu thụ. Theo các cửa hàng thực phẩm, sản phẩm thịt lợn đông lạnh chủ yếu cho nhà hàng, quán ăn…. sau đại dịch, các đầu mối này cũng hạn chế lấy lợn nhập. Còn theo các chuyên gia, dù giá thịt lợn nhập khẩu thấp hơn thịt lợn trong nước nhưng do thói quen tiêu dùng, nhiều người Việt chỉ ưa chuộng thịt lợn nóng, nên dù giá rất thấp nhưng khó tiêu thụ.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, thời gian qua, nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm. Tuy nhiên mức giảm đang dần thu hẹp lại trong mấy tháng gần đây nhờ các nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch hoạt động trở lại nên tiêu thụ thịt lợn cao hơn.

Dù vậy, thịt lợn nhập khẩu vẫn không dễ cạnh tranh với thịt lợn trong nước. Nhất là trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang đứng ở mức hợp lý đối với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Hiện, giá lợn hơi đang dao động trong khoảng 60.000 - 69.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 8/2022. Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi trong nước tiếp tục dao động quanh mức 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Theo  Bộ NN&PTNT, năm 2022, dự kiến nhu cầu lợn thịt khoảng 51 triệu con, với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. Để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm 2022, sản lượng thịt các loại của cả nước phải đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng thịt heolợn hơi dự kiến phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn.

Bộ Công Thương đề xuất tăng nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương đề xuất tăng nhập khẩu điện từ Lào

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ