Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá sữa vẫn bất ổn

Kinhtedothi - Sau nhiều tranh luận, Chính phủ đã quyết định chuyển việc quản lý giá sữa vốn thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính sang Bộ Công Thương.

Theo đó, giá sữa do Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết danh mục mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, kể từ khi tiếp nhận (từ đầu năm 2017) đến nay cũng như khi biện pháp bình ổn giá sữa sắp được dỡ bỏ (dự kiến trong tháng 3 này), Bộ Công Thương vẫn chưa có phương án thay thế.
Thông tin này làm nhiều người nhớ đến câu chuyện hiệu quả trong việc quản lý của hơn một bộ đã khiến DN sản xuất, kinh doanh gặp không ít khó khăn, còn người tiêu dùng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Cụ thể như mặt hàng sữa. Trước khi Chính phủ quyết định chuyển việc quản lý giá sữa về cho Bộ Công Thương, mặt hàng này đã chịu sự quản lý khá rối rắm, chằng chịt do liên quan tới 4 bộ. Bộ NN&PTNT có trách nhiệm với sữa tươi nguyên liệu; Bộ Y tế lo về các loại vi chất bổ sung vào sữa; Bộ Công Thương quản lý ATTP với hàng loạt loại sữa; Bộ Tài chính là việc quản lý giá, bình ổn mặt hàng này.  Vậy nhưng, khi đi vào thực tế quản lý thì mọi chuyện lại không hề đơn giản. Hộ nông dân nuôi bò, làm ra sữa tươi nguyên liệu nhưng còn có thể chế biến sữa thành nhiều sản phẩm để bán. Vì vậy, khi đi kiểm tra buộc phải có đại diện ba cơ quan cùng đi. Tuy nhiên, lại không có ai có thể đứng ra ký biên bản bởi mỗi thành viên lại chịu trách nhiệm ở từng lĩnh vực khác nhau. Hay như chuyện kiểm tra chuyên ngành ở khâu nhập khẩu với sữa bột và sản phẩm chế biến từ sữa, DN phải cùng lúc lấy mẫu để kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh ATTP ở cả ngành nông nghiệp và công thương. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà DN còn gánh thêm chi phí. Đó là chưa kể sau đó là các thủ tục hành chính như kê khai, đăng ký giá, công bố chất lượng, gọi tên theo các quy chuẩn...
Từ đầu năm 2017, việc quản lý mặt hàng sữa sẽ chỉ còn 3 bộ, trong đó Bộ Công Thương vừa quản lý về ATTP, vừa chịu trách nhiệm về giá. Nói lại cách quản lý cũ để thấy nếu không có giải pháp hữu hiệu để quản lý mặt hàng này thì trong thời gian tới việc giảm đầu mối quản lý cũng chỉ là duy ý chí. Bởi thực tế mặc dù thời hạn bỏ áp trần giá sữa sắp hết hạn nhưng đến nay vẫn chưa có một lộ trình cụ thể sẽ tiếp tục quản lý mặt hàng này như thế nào. Trong khi ở cấp cơ sở vẫn nhùng nhằng việc chuyển giao từ phòng tài chính - kế hoạch sang phòng kinh tế các quận, huyện.
Đã có nhiều ý kiến về việc bỏ quy định áp trần giá sữa, đi cùng với đó là xây dựng được các tiêu chí rõ ràng, cơ chế khuyến khích tạo nguồn cung dồi dào, cạnh tranh lành mạnh bởi biện pháp áp trần giá sữa không thể tồn tại mãi được trong cơ chế thị trường. Tất nhiên không thể cứng nhắc là chỉ một bộ, ngành quản lý một mặt hàng nhưng nếu có hơn một bộ thì nhất định phải có cơ chế phối hợp rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng đá bóng trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Quan trọng hơn, mọi biện pháp quản lý đều phải hướng đến mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ