Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá tiêu hôm nay 31/12: Tăng hơn 50% trong năm 2021, ngành hồ tiêu Việt đang chuyển dịch mạnh mẽ

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 31/12 trong khoảng 79.500 - 82.000 đồng/kg. Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của ngành hồ tiêu Việt Nam sau 4 năm vật lộn với khó khăn.

Giá tiêu hôm nay 31/12: Tăng hơn 50% trong năm 2021, ngành hồ tiêu Việt đang chuyển dịch mạnh mẽ
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 82.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.000 đồng/kg.

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua sau 3 ngày tăng liên tiếp của thị trường. So với đầu tuần, giá tiêu tăng 2.000 đồng/kg tại Tây Nguyên, tăng 2.500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Theo ghi nhận, ngày đầu năm 2021, giá tiêu trong nước hôm 1/1/2021 ở mức 52.500 - 54.500 đồng/kg. Sau 1 năm, thị trường trong nước tăng 51 - 54%.

Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của ngành hồ tiêu Việt Nam sau 4 năm vật lộn với khó khăn. Ngay từ đầu năm nay, giá mặt hàng này đã tăng từ giữa tháng 2 lên mức 76.000 - 79.500 đồng/kg vào ngày 19/3 dù đang trong vụ thu hoạch hồ tiêu.

Sau đó, đỉnh điểm là đợt tăng giá lên đến 90.000 đồng/kg vào cuối tháng 10, mức cao nhất kể từ cuối năm 2017. Mức giá ở thời điểm hiện tại cao hơn 51 - 54% so với đầu năm nay và cao hơn nhiều những năm gần đây, chấm dứt chuỗi giảm giá trong 4 năm liên tiếp và báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới của ngành hồ tiêu.

Hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hồ tiêu cũng đều có chung kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do cung - cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.

Trong khi đó, giá tiêu cũng tăng mạnh ở hầu như toàn bộ thị trường lớn trên thế giới trong năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do lo ngại về sản lượng tại Việt Nam. Nước ta hiện vẫn đang là nước sản xuất tiêu lớn nhất trên thế giới, nên khi dự báo sản lượng năm nay có thể bị sụt giảm tới 8%, nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt lại, sẽ là động lực cho đà tăng mạnh này

Năm 2021 cũng là thời điểm hạt tiêu của Việt Nam đánh dấu sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Đáng nói, hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ