Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 1/2: Sau ngày Thần tài người mua mất cả triệu đồng

Kinhtedothi - Giá vàng sáng nay (1/2) trên thị trường quốc tế đảo chiều liên tục, với mức điều chỉnh mạnh khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) họp phiên đầu năm mới 2023. Giá vàng trong nước thu hẹp chênh lệch mua – bán, người mua có thể mất đến cả triệu đồng.

Giá vàng trong nước giảm mạnh, người dân có thể mất đến cả triệu đồng.

Sáng nay, giá vàng trên thị trường quốc tế bật tăng so với phiên trước. Lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng 1.927 USD/ounce, tăng hơn 5 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này qua.

Trước đó, giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên đêm qua - rạng sáng nay tại thị trường Mỹ (giờ Hà Nội) đứng ở mức trên 1.927 USD/ounce, tăng hơn 4 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Giá vàng SJC tại thị trường tự do và doanh nghiệp trong nước phiên sáng nay tăng mạnh chiều mua, nhưng hạ thấp giá chiều bán so với phiên trước.

Cụ thể, cùng thời điểm trên, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,5 – 67,3 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,5 – 67,32 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào, nhưng giảm mạnh 300.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán thu hẹp từ 1,4 triệu đồng về mức 800.000 đồng/lượng. So với mức mở cửa phiên sáng qua, các thị trường trên đã giảm đến 500.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,1 – 67,1 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 đồng/lượng. So với mức mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm đến 200.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,2 – 67,2 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 1 triệu đồng/lượng. So với mức mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm đến 100.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 54,4 – 55,6 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và giữ giá chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,2 triệu đồng/lượng. So với mức mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 200.000 đồng/lượng

Vàng nhẫn Doji 9999 của tập đoàn Doji niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 53,7– 55,55 triệu đồng/lượng, đi ngang chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán giãn ra tới 1,85 đồng/lượng. So với mức mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm đến 350.000 đồng/lượng vàng nhẫn.

Giá vàng thế giới sáng nay trong phiên chiều và đêm qua (giờ Hà Nội) đã đảo chiều liên tục, khi thị trường bắt đầu có những manh mối thông tin từ cuộc họp của Fed. Chiều qua, giá vàng trên thị trường châu Á có lúc rơi xuống dưới mốc 1.900 USD/ounce.

Tuy nhiên, vào phiên giao dịch đêm qua, tại thị trường Mỹ giá vàng lại đảo chiều tăng. Mức điều chỉnh vượt cả mức giá khởi điểm trong phiên.

Nguyên nhân chính khiến giá vàng đảo chiều liên tục trong phiên chiều và đêm qua là do Bộ Thương mại Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi trong tháng 12/2022 tăng 4,4% so với một năm trước đó, thấp hơn mức 4,7% của tháng 11.

Cùng với đó, dự báo kinh tế toàn cầu của các tổ chức tài chính đã tích cực hơn trong năm 2022. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2% trong năm 2022 so với thời điểm tháng 7/2022, nhưng giảm 0,2% dự báo tăng trưởng năm 2023, đạt mức 2,7%.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 tăng trưởng 3,1%, tăng 0,1% so với dự báo trong tháng 9/2022 và sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023.

Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 tăng 0,2% điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022, đạt 2,6% và giảm xuống còn 1,4% trong năm 2023.

Thông tin kinh tế tích cực đã khiến đồng USD tăng giá 2 phiên liền, nhà đầu tư bán tháo vàng. Mặc dù vậy, giá vàng đã nhanh chóng phục hồi, khi nhà đầu tư lại tìm thấy rủi ro trên thị trường. Bởi lạm phát lõi tại Mỹ giảm, họ lo ngại Fed tăng lãi suất thêm sẽ giảm sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Dự báo, Fed sẽ quyết định tăng 0,25% lãi suất cơ bản đồng USD, đây là mức tăng thấp hơn trước đó là 0,5% và 0,75% trong năm 2022. Theo Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell, sẽ chưa có chuyện ngừng tăng lãi suất trong thời điểm này.

Trước đó, các quan chức của Fed đều nhận định lãi suất có thể sẽ tăng lên mức cao nhất trong khoảng từ 5% đến 5,25%. Như vậy, sẽ có 2 lần tăng thêm 0,25% lãi suất nữa vào kỳ này và kỳ tháng 3 tới đây.

Mặc dù Fed cho biết sẽ còn đánh giá lại những tác động của việc tăng lãi suất đối với nền kinh tế. Nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại, Fed tăng thêm lãi suất sẽ là gánh nặng cho việc phục hồi kinh tế.

Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ họp vào cuối tuần này. ECB cũng dự kiến sẽ tăng 0,5% lãi suất cơ bản đồng EURO. Lãi suất, lạm phát tăng, nguồn cung nhiên liệu thiếu hụt và xung đột leo thang đang đè nặng nền kinh tế khu vực này.

Nếu ECB tăng thêm lãi suất, người dân và doanh nghiệp tiếp tục gặp nhưng khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Những yếu tố tác động rủi ro lên nền kinh tế đã kéo giá vàng thế giới nhanh chóng tăng trở lại.

Trong khi đó, giá vàng SJC sau những phiên nới biên độ 2 chiều mua – bán, sáng nay đã thu hẹp hơn. Nếu tính chênh lệch trước đó có khi lên đến 1,7 triệu đồng 2 chiều mua bán và sáng nay chỉ còn 1 – 1,2 triệu đồng thì người mua đã tự nhiên mất đi từ 500.000 – 700.000 đồng/lượng vàng sau ngày vía Thần tài.

Chỉ trong 4 phiên, gồm 2 phiên cuối tuần trước và phiên 2 phiên đầu tuần này, từ ngày 27-31/1 (dịp vía Thần tài), các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn Hà Nội đã điều chỉnh giá vàng SJC giảm mạnh đến khoảng từ 1,5-1,8 triệu đồng/lượng so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão.

Trước kỳ nghỉ Tết, có lúc giá vàng SJC đã lên đến 68,8 triệu đồng/lượng. Với mức điều chỉnh như vậy, nếu ai mua vàng thời điểm trước Tết, hay ngay sau Tết Nguyên đán đều mất từ vài trăm nghìn đến trên 1 triệu đồng/lượng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

05/02/2025 | 12:04

Kinhtedothi - Tháng 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%.

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

05/02/2025 | 11:56

Kinhtedothi - Giá vàng trong nước sáng 4/2 tiếp đà tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng liên tục phá đỉnh cũ, người dân xếp hàng dài tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào.

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

05/02/2025 | 11:45

Kinhtedothi- Năm 2025 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và với điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Thị trường vàng ngóng khai xuân

Thị trường vàng ngóng khai xuân

03/02/2025 | 23:22

Kinhtedothi- Hôm nay 3/2, tức mùng 6 Tết, các đơn vị kinh doanh vàng mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dự báo giá vàng còn tăng và lượng khách sẽ đông đúc hơn trước kỳ nghỉ lễ.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ