Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 21/4: neo ở đỉnh của mọi thời đại

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (21/4), thị trường thế giới tiếp tục leo cao và đứng ở mức đỉnh của mọi thời đại. Giá vàng SJC trong nước có những phiên trái chiều, nhưng vẫn có một tuần tăng giá, còn vàng nhẫn tiếp tục băng băng leo dốc đứng ở mức đỉnh mới.

Thế giới tăng tốc

Chốt phiên cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở quanh ngưỡng trên 2.392 USD/ounce. Tuần qua, thị trường quốc tế chứng kiến giá vàng thế giới tiếp tục biến động mạnh theo chiều tăng và giữ ở mức cao. So với chốt phiên cuối tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng mạnh 48 USD/ounce.

Nhận định của giới phân tích, giá vàng tăng mạnh bởi các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế của Mỹ mới được công bố. Cụ thể, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông vẫn “nóng” lên khi Iran đã phóng đi hơn 300 drone và tên lửa nhắm vào lãnh thổ Israel vào cuối tuần trước. Israel đã tuyên bố trả đũa Iran.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh trong tuàn. Ảnh minh họa.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu Israel trả đũa thì có thể khiến cuộc xung đột mở rộng hơn hiện nay. Căng thẳng địa chính trị leo thang đã khiến giới đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao trên thị trường nên đẩy mạnh mua vàng.

Cùng với yếu tố địa chính trị, thì dữ liệu việc làm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo, điều này khiến thị trường lo ngại người dân sẽ phải thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, chỉ số giá CPI tháng 3 tại Mỹ đã tăng từ 3,2% trong tháng 2 lên 3,5%. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần trước tại Mỹ vẫn duy trì ở mức 212.000 đơn so với tuần trước đó.

Khi CPI tháng 3 tăng cao và việc làm ổn định đã khiến thị trường giảm đi kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới.

Mặc khác, lạm phát tăng sẽ khiến người tiêu dùng có thể phải thắt chặt chi tiêu. Điều này khiến nền kinh tế chịu những áp lực rủi ro.

Giới đầu tư đã lo ngại dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng khi rủi ro tăng cao, do đó đẩy mạnh đầu cơ vàng - tài sản đảm bảo an toàn vốn. Riêng quỹ ủy thác vàng lớn nhất thế giới là SPDR phiên cuối tuần qua đã mua ròng 4,31 tấn vàng. Quỹ này từ ngày 15-19/4 đã mua ròng 3 phiên và chỉ có 1 phiên bán ròng ở mức 2,59 tấn vàng.

Chuyên gia cho rằng, vàng vẫn còn hấp dẫn trong những tháng tới khi các ngân hàng trung ương và giới đầu tư lựa chọn đây là tài sản đầu tư và bảo toàn vốn trong bối cảnh rủi ro thị trường gia tăng.

Vàng nhẫn trong nước tăng mạnh

Thị trường vàng trong nước đứng phiên hôm qua ngày 20/4, giá vàng SJC đảo chiều tăng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên trước. Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại trên thị trường đứng quanh mức 82 – 84 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 200.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mua - bán quanh mức 81,65 – 83,65 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 81,9 – 83,9 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua và tăng 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trong phiên 20/4 bật tăng mạnh so với phiên trước đó. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 75,36 – 77,06 triệu đồng/lượng (mua – bán), đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua - bán là 2,3 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 75,55 – 77,35 triệu đồng/lượng, đi ngang chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.

Tuần qua, giá vàng SJC dao động trong biên độ vừa phải, khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin sẽ đấu giá gần 17.000 lượng vàng miếng SJC vào thứ 2 tới.

Kết tuần, giá vàng SJC trên thị trường và doanh nghiệp chỉ tăng 200.000 đồng/lượng so với chốt phiên tuần trước đó.

Giá vàng nhẫn tuần qua tiếp tục tăng mạnh đứng ở mức đỉnh lịch sử. Kết tuần vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đã tăng 1,18 triệu đồng/lượng so với chốt tuần trước đó. Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với chốt tuần trước đó.

Chuyên gia nhận định, giá vàng trong nước khó giảm sâu kể cả Ngân hàng Nhà nước có đấu giá 16.800 lượng vàng miếng vào ngày mai. Bởi mức khởi điểm còn cao hơn mức giá mua vào trên thị trường hiện tại.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ