Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 3/6: Lạm phát dâng cao kéo giá vàng vọt tăng

Kinhtedothi – Giá vàng sáng nay 3/6, trên thị trường thế giới và trong nước cùng tăng mạnh so với phiên trước. SJC tăng đến 250.000 đồng/lượng. Lạm phát nhiều quốc gia công bố đã vượt kỷ lục, khiến giới đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu có thể gặp khó khăn.

Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Sáng nay (3/6), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á vào lúc 8 giờ 10 phút (giờ Hà Nội) giao dịch quanh ngưỡng 1.872 USD/ounce, tăng mạnh 26 USD so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Trước đó, giá vàng thế giới chốt phiên đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội) tại thị trường Mỹ đứng ở mức hơn 1.868 USD/ounce, tăng 22 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Giá vàng SJC trên thị trường tự do sáng nay cùng tăng mạnh so với chốt phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 68,8 – 69,7 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 68,8 – 69,72 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch mua - bán là 900.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 68,75 – 69,65 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua vào tăng 300.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 900.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý 68,75 – 69,6 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều mua chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 54,2 – 54,95 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.

Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold loại 1 chỉ niêm yết giá mua - bán quanh mức 53,95 – 54,75 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng.

Lạm phát ở một số nước phát triển G7 gồm Mỹ, Anh, Đức, Canada tăng cao kỷ lục trong những tháng đầu năm nay. Cụ thể, chỉ số CPI tại Mỹ tăng 8,3% trong tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm trước; Anh tăng 7,8%; Đức tăng 7,4%; Canada tăng 6,8%... Chỉ có Nhật Bản, Pháp, Italy có chỉ số CPI thấp hơn mức 2,5%.

Hầu hết các quốc gia này cho rằng, lạm phát tăng cao là do giá nhiêu liệu, ngũ cốc đã tăng mạnh sau khi Nga chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt tại Ukraine từ tháng 2 năm nay.

Cùng với lạm phát tăng cao, mới đây châu Âu và Mỹ lại có thêm những lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Cụ thể, châu Âu đã đồng thuận cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt và dầu mỏ của Nga. Các quốc gia cũng đang chạy đua để lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt trước mùa đông. EU đã đặt mục tiêu giảm khí đốt từ Nga tới 66% trước cuối năm 2022 và tăng lượng khí đốt trong kho chứa ngầm lấp đầy khoảng 80% vào tháng 11 tại các nước thành viên.

Hôm 2/6, Mỹ đã thông báo áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới liên quan đến Moskva. Cụ thể, lệnh trừng phạt đã đưa 17 cá nhân và 71 đảng phái ở Nga và Belarus vào danh sách các thực thể bị hạn chế tiếp cận các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ, bao gồm thiết bị, công nghệ, phần mềm.

Ngược lại, Nga cũng đã cắt nguồn cung khí đốt cho Đan Mạch và Đức từ 1/6 do các công ty cung cấp khí đốt cho 2 quốc gia này từ chốt không thanh toán bằng đồng rúp. Trước đó, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan.

Với những những lệnh áp đặt qua lại giữa các bên, đang đẩy căng thẳng leo thang giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây. Cùng với đó, các nguồn cung nhiên liệu bị ngừng cung cấp đột ngột từ Nga sẽ gây hệ lụy không nhỏ đối với sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn.

Chuyên gia nhận định, nếu các đầu tàu kinh tế của thế giới vẫn chưa thoát khỏi các khó khăn là giá hàng hóa thiết yếu leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy thì có thể kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phục hồi. Những khó khăn đang hiện hữu, khiến giới đầu tư đã đẩy mạnh mua kim loại quý để phòng vệ rủi ro.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ