Giá vàng ngày 7/3 tiếp tục tăng vọt khi lạm phát cao kỷ lục
Kinhtedothi - Sáng nay (7/3), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong khi Nga khóa van dầu sang châu Âu và lạm phát tại Mỹ dự báo sẽ lập kỷ lục mới.
Sáng nay 7/3, lúc 8 giờ 30 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.992 USD/ounce, tăng hơn 21 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần qua.
Giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng tăng mạnh so với mức chốt phiên trước, vượt mốc 70 triệu đồng/lượng, lập đỉnh mới trong lịch sử giá vàng tại Việt Nam.
Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 68,9 – 70,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch mua - bán trong khoảng 68,9 – 70,1 triệu đồng/lượng.
Các thị trường trên đều tăng 900.000 đồng/lượng chiều mua và tăng 1,1 triệu đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 68,6 – 69,6 triệu đồng/lượng, tăng 850.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 68,6 - 69,8 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 500.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 55,7 - 56,7 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua và tăng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold niêm yết giá mua - bán quanh mức 55,2 – 56,1 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 900.000 đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh ngay đầu phiên sáng nay là do vào cuối tuần qua, Nga đã khóa van đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây. Điều này có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn. Động thái này của Nga đáp trả lại các nước phương Tây và Mỹ khi đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Nga dừng cung cấp khí đốt cho châu Âu, thì khu vực này sẽ thiếu khoảng 40% nhu cầu khí đốt do đó giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt. Nguồn thiếu hụt này theo đánh giá của Bộ trưởng Năng lượng Qatar rằng, không có nguồn cung ứng thay thế.
Giá nhiên liệu tăng đã đẩy giá hàng hóa ở một số quốc gia châu Âu lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Thị trường còn đón nhận thông tin không mấy tích cực, nhưng nó hỗ trợ mạnh cho giá vàng đi lên đó là dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng có thể sẽ tăng 7,9%, cao hơn mức 7,5% trong tháng 1. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982 trở lại đây.
Nhận định của chuyên gia, giá vàng đang được hưởng lợi khi các nước Mỹ và Tây Âu đang áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, đẩy lạm phát lên mức kỷ lục. Dự báo, giá vàng có thể còn leo lên mức 2.500 USD/ounce.
Giá vàng ngày 4/3: Tăng mạnh khi OPEC+ giữ nguyên sản lượng dầu mỏ
Kinhtedothi - Sáng nay (4/3), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh dù Nga và Ukraine đã bước vào vòng đàm phán lần thứ hai. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhất vẫn là OPEC+ giữ nguyên sản lượng sản xuất dầu mỏ theo kế hoạch, bất chấp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn.
Xung đột Nga - Ukraine: Lo ngại rủi ro còn kéo giá vàng đi lên?
Kinhtedothi - Căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, áp lực lạm phát gia tăng luôn rình rập…, giá vàng được dự báo có thể đi lên và thiết lập những kỷ lục mới trong năm nay.
Giá vàng ngày 5/3: Tăng vọt khi Hội đồng Bảo an họp khẩn về Ukraine
Kinhtedothi - Sáng nay (5/3), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC), các thành viên NATO, ngoại trưởng G7 tổ chức họp khẩn về tình hình Ukraine.