Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Đợi chờ giao dịch sau lễ
Kinhtedothi - Do các thị trường chưa tái khởi động lại vì nghỉ lễ năm mới, nhu cầu thấp hơn và sản lượng dầu cao hơn dự kiến sẽ gây áp lực lên giá dầu thô vào đầu năm 2024.
Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 2/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao dịch mức 71,65 USD/thùng, 0,16 USD/thùng. Còn Brent giá dầu Brent giao dịch ở mức 77,04 USD/thùng, giảm 1,03 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Các chuyên gia cho biết, năm 2023 đã khép lại với giá dầu Brent giảm 10,3% và dầu WTI của Mỹ giảm 10,7%, đảo ngược hoàn toàn mức tăng của năm 2022 với dầu Brent tăng 10% và dầu WTI tăng 7%.
Nguyên do, nhu cầu thấp hơn và sản lượng dầu cao hơn dự kiến sẽ gây áp lực lên giá dầu thô vào đầu năm 2024. Nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, vẫn chưa phục hồi trong bối cảnh kinh tế nước này suy thoái. Những lo ngại về nhu cầu do nền kinh tế toàn cầu yếu hơn và tồn kho dầu thô tăng ở Mỹ đã khiến giá dầu thô giảm trong tháng 11 và 12/2023.
Các yếu tố như lo ngại về nhu cầu và việc một số quốc gia tăng sản lượng dầu thô sẽ gây áp lực lên giá. Hiện nay, cung đang cao hơn cầu. Trong nửa đầu năm 2024, dự báo giá dầu Brent sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 65 USD/thùng (dải thấp hơn) và 85 - 90 USD/thùng (dải cao hơn)”.
Trang Money Control cho biết, cuối năm ngoái, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm tổng sản lượng tự nguyện hơn 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024, tương đương khoảng 2% tổng sản lượng nguồn cung thế giới, để hỗ trợ giá dầu thô. Tuy nhiên, ngay cả khi Saudi Arabia và Nga đi đầu trong việc thực hiện cắt giảm nguồn cung, nhiều nước, đặc biệt là các nước ngoài OPEC+, vẫn tăng sản lượng.
Các chuyên gia tin rằng chỉ có căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông mới có thể đẩy giá dầu tăng. Prashant Vasisht, Phó chủ tịch kiêm đồng Giám đốc Corporate Ratings, ICRA cho biết sự mở rộng xung đột có thể hỗ trợ giá. Vasisht cho rằng trong quý I/2024, giá dầu thô dự kiến sẽ duy trì ở mức 75 - 80 USD/thùng.
Gần đây, giá dầu đã chứng kiến sự tăng vọt tạm thời trong bối cảnh lực lượng Houthi có trụ sở ở Yemen tấn công các tàu chở hàng đến Israel trên Biển Đỏ. Tuyến đường thủy này bao gồm kênh đào Suez, tuyến đường thương mại đông-tây huyết mạch, chiếm 10% lượng vận chuyển dầu, ngũ cốc và hàng tiêu dùng của thế giới.
Sau các cuộc tấn công, các công ty vận tải hàng đầu đã tạm thời tránh Biển Đỏ, tuyến đường thủy quan trọng cho thương mại giữa châu Âu và châu Á. Nhưng ngay trước thềm năm mới, nhiều công ty vận tải biển cho biết đã nối lại hoạt động trên Biển Đỏ bất chấp nỗ lực tấn công tàu của Houthi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá dầu năm 2024 cũng sẽ chịu tác động một phần bởi kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cắt giảm lãi suất. Các nhà đầu tư đang đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, lạm phát có thể rất khó kiểm soát và có xu hướng tái phát ngay cả khi nó dường như đã giảm dần.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Vương quốc Anh vẫn có nguy cơ phải chịu chi phí đi vay cao hơn trong thời gian dài khi họ cố gắng giảm giá. Nhưng, các chuyên gia và các nhà phân tích cho rằng, giá dầu có thể không trượt xuống dưới mức thấp gần đây nhất trong ba tháng tới, nhưng cũng khó có khả năng quay trở lại mức cao nhất đạt được trong năm 2023.
Giá xăng dầu hôm nay 30/12: Brent tăng nhẹ, WTI giảm
Kinhtedothi - Lo ngại về địa chính trị, sản lượng dầu giảm, một số công ty vận tải biển tiếp tục vận chuyển thương mại qua Biển Đỏ, giá xăng dầu trải nghiệm tuần trái chiều. Brent tăng nhẹ, WTI giảm gần 2 USD.
Giá xăng dầu hôm nay 31/12: Tuần giảm và năm 2023 giảm hơn 10%
Kinhrtedothi - Do bất ổn địa chính trị, lo ngại về mức giảm sản lượng dầu của các nhà sản xuất lớn trên thế giới, giá xăng dầu ghi nhận tuần giảm giá, cũng như năm 2023 chính thức giảm hơn 10%.
Giá xăng dầu hôm nay 1/1: Tiếp tục biến động
Kinhtedothi - Bất ổn địa chính trị, sự cắt giảm sản lượng dầu từ các thành viên của OPEC+, nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới… là những nguyên nhân khiến giá xăng dầu năm 2024 sẽ tiếp tục biến động theo.