Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá xăng dầu ngày 8/1: Xăng dầu có tuần lao dốc mạnh tuột mốc 80 USD/thùng

Kinhtedothi - Trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm, nhu cầu tiêu thụ yếu khiến giá dầu thô có tuần lao dốc mạnh, tuột mốc 80 USD/thùng.

Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 73,73 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 78,55 USD/thùng.

Ảnh minh họa.

Nhận định của giới phân tích, sau kỳ nghỉ lễ, giá dầu thô bước vào phiên giao dịch ngày 3/1 với xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại nguồn cung thắt chặt. Theo kế hoạch, Nga bắt đầu thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng từ 5-7% vào đầu năm 2023.

Tại Mỹ, thời tiết khắc nghiệt đang tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất năng lượng tại khu vực, trong khi nước này cũng có kế hoạch mua dự trữ thêm 3 triệu thùng dầu vào kho dự trữ chiến lược vào đầu tháng 2/2023.

Trong khi nguồn cung dầu bị thắt chặt, triển vọng nhu cầu tiêu thụ lại đang khá tích cực trước quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Ở diễn biến khác, OPEC+ được dự đoán vẫn giữ nguyên mức chính sách giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày như đã áp dụng trong những tháng vừa qua.

Ảnh minh họa.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 3/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 80,28 USD/thùng, tăng 0,02 USD trong phiên. Còn dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 85,93 USD/thùng, tăng 0,02 USD trong phiên.

Tuy nhiên, khi những dự báo không lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu và đồng USD mạnh hơn, giá dầu thô đã quay đầu giảm mạnh.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho rằng, những động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đều đang giảm tốc và năm 2023 sẽ còn khó khăn hơn năm 2022.

Trước đó, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao và thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, bất ổn. IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm 0,2% so với dự báo được đưa ra trước đó; Fitch Ratings (FR) điều chỉnh mức dự báo từ 1,7% xuống còn 1,4%; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hạ dự báo xuống còn 2,2% trong năm 2023, giảm mạnh từ mức 3,1% của năm 2022.

Ở diễn biến mới nhất, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục ghi nhận dữ liệu không mấy lạc quan. Theo đó, Chỉ số nhà quản lý mua hàng lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc, theo khảo sát của Caixin/Markit, đã giảm từ mức 49,4 trong tháng 11/2022 xuống 49 trong tháng 12/2022.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng 4/1/2023, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 77,11 USD/thùng, tăng 0,18 USD trong phiên. Nếu so với cùng thời điểm ngày 3/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2023 đã giảm tới 3,17 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 82,09 USD/thùng, giảm 0,01 USD trong phiên nhưng đã giảm tới 3,84 USD so với cùng thời điểm ngày 3/1.

Đà giảm của giá dầu tiếp tục gia tăng trong phiên giao dịch ngày 5/1 khi các dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, EU… ngày một rõ ràng.

Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc gia tăng cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về việc tiêu thụ dầu thô ở nước này.

Theo Yeap Jun Rong, chuyên gia phân tích thị trường tại IG, giá dầu thô đang chịu áp lực lớn về các cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu, tiến trình phục hồi mờ nhạt của Trung Quốc, số ca nhiễm Covid-19 mới và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc yếu hơn là việc chính phủ nước này mới đây đã tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế.

Giá dầu có xu hướng giảm mạnh còn do Saudi Arabia được cho là đang cân nhắc tiếp tục giảm giá bán đối với các loại dầu thô Arab Light bán cho thị trường châu Á, từ mức thấp nhất 10 tháng trong tháng này do lo ngại dư cung.

Giá dầu chỉ lấy lại được đà tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần khi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng thấp hơn dự báo, trong khi xăng và các sản phẩm chưng cất giảm mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ