Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế sinh thái tại Hà Nội?

Kinhtedothi - Hà Nội được xem là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phát triển hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, để lĩnh vực này trở thành ngành kinh tế sinh thái mới, góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, sẽ còn rất nhiều việc cần làm.

Chưa phát huy hết tiềm năng
Theo thống kê, Hà Nội đã phát triển được trên 6.000ha chuyên canh hoa, cây cảnh và 11 làng nghề truyền thống trong lĩnh vực này. TP cũng đã xác định 4 sản phẩm hoa, cây cảnh thuộc nhóm ngành hàng nông nghiệp chủ lực để khuyến khích đầu tư gồm: Hoa lan, hoa hồng, hoa lily và hoa đào.
Giá trị kinh tế từ ngành hàng hoa, cây cảnh là rất lớn. Ảnh minh họa
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng khoáng, tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất hoa, cây cảnh trên địa bàn TP liên tục gia tăng những năm gần đây. Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm; nhiều mô hình công nghệ cao đạt đến 2,2 tỷ đồng/ha/năm.
Dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên việc phát triển hoa, cây cảnh tại Hà Nội nói riêng vẫn còn những khó khăn, bất cập và được đánh giá là chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Lý giải về điều này, GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), cho rằng đó là bởi lĩnh vực hoa, cây cảnh chưa phát triển theo chuỗi giá trị. Sản xuất chưa gắn với yêu cầu thị trường. Việc tiếp cận chính sách, nhất là vốn vay để phát triển lĩnh vực này còn hạn chế…  
Hoàn thiện chính sách phát triển
Nhiều ý kiến chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, các chính sách hỗ trợ phát triển đối với lĩnh vực hoa, cây cảnh đều có, xong việc áp dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như chính sách về ứng dụng công nghệ cao hiện vẫn đang được thực hiện theo nghị định cũ nên chưa tạo được đột phá giúp nâng cao giá trị gia tăng. Công tác quy hoạch vùng chuyên canh hoa, cây cảnh để phát triển thành một ngành kinh tế sinh thái chưa được quan tâm, chú trọng…
Cần thêm nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ nông dân và phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái
Để thúc đẩy phát triển lĩnh vực hoa, cây cảnh tại Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, GS.TSKH Trần Duy Quý - Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành cần sớm hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất. Trong đó, tập trung vào khía cạnh tích tụ đất đai, đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ vùng sản xuất chuyên canh.
Trong khi đó, PGS.TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường đổi mới công nghệ chọn tạo giống hoa, cây cảnh và công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị cho nhóm ngành hàng này. Song hành với đó, cần tập trung đầu tư cho một số loại hoa cao cấp phục vụ mục tiêu xuất khẩu như: Lan, lily, hồng, cẩm chướng…
 Một mô hình du lịch sinh thái tại huyện Phúc Thọ.
Hiện thực hoá mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04-CTr/TU. Trong đó, phát triển hoa, cây cảnh được TP xác định là lĩnh vực trọng tâm trong phát triển ngành nghề nông thôn. Để đạt được mục tiêu của Chương trình số 04/CTr-TU, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng việc phát triển hoa, cây cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái là nhiệm vụ đặt ra. Ở đó, rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp thực hiện của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp…
Theo ông Chu Phú Mỹ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là Bộ NN&PTNT cần sớm phối hợp với các tỉnh, TP rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dành cho lĩnh vực hoa, cây cảnh. Các tổ chức hội nghề nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định giá sản phẩm, gắn mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, thiết lập bản đồ số để minh bạch thông tin phục vụ quản lý, giám sát…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ