Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào chống hạn vụ Xuân cho Hà Nội?

Kinhtedothi - Trong cả hai đợt xả tăng cường từ hồ chứa thuỷ điện, mực nước sông Hồng, sông Đà đều không bảo đảm để các trạm bơm của Hà Nội có thể vận hành. Đây được xem là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến tiến độ lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội.

Mực nước sông ngày một hạ thấp

Khác với những năm gần đây, vụ Xuân 2023, Bộ NN&PTNT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ thực hiện hai đợt xả tăng cường từ các hồ chứa thuỷ điện để bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất cho Hà Nội và 10 tỉnh, TP khác thuộc khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Trong cả hai đợt xả, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đều tăng cường phát điện trước từ 2 - 3 ngày, với mục tiêu dâng mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội lên mức trung bình từ 1,8 - 1,9m trong thời gian chính của cả hai đợt xả. Dù vậy, thực tế mực nước trung bình trong cả hai đợt đều không đạt.

Công nhân vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây) lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023. Ảnh: Lâm Nguyễn.
 

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện toàn TP đã có khoảng 90% diện tích canh tác vụ Xuân 2023 được cung cấp đủ nước. Hiện chỉ còn một số diện tích chưa lấy nước thuộc các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức…

Cụ thể, mực nước trung bình tại trạm thuỷ văn Hà Nội trong 4 ngày của đợt xả đầu tiên (từ ngày 6 - 9/1/2023) chỉ đạt 1,56m. Đến đợt xả tăng cường thứ hai, mực nước trung bình trong 8 ngày (từ ngày 1 - 8/2/2023) cũng chỉ đạt 1,61m. Thời gian mực nước sông Hồng tại trạm thuỷ văn Hà Nội đạt trung bình từ 1,8 - 1,9m là rất ít. 

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong hai đợt xả tăng cường, đã có tổng cộng 3,62 triệu m3 nước được các nhà máy thuỷ điện bổ sung phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023 cho Hà Nội và 10 tỉnh, TP khác thuộc khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Dù vậy, mực nước dâng thực tế là không đủ cao để nhiều trạm bơm dọc sông Hồng, sông Đà có thể vận hành.

Trong số các công trình thuỷ lợi không thể vận hành trong cả hai đợt xả tăng cường vừa qua, có nhiều trạm bơm đóng vai trò quan trọng đối với công tác chống hạn của Hà Nội. Có thể kể tới như: Trạm bơm Phù Sa (thị xã Sơn Tây), trạm bơm Ấp Bắc (huyện Đông Anh), trạm bơm Trung Hà (huyện Ba Vì), cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ)… Đây cũng là nguyên nhân khiến tiến độ lấy nước của Hà Nội chậm hơn so với 10 tỉnh, TP khác thuộc khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp thiết đầu tư trạm bơm

Theo các chuyên gia, việc mực nước sông Hồng, sông Đà hạ thấp có nguyên nhân từ việc lòng dẫn đang ngày một bị hạ thấp. Nguyên nhân đầu tiên phải kể tới chính là tình trạng khai thác cát lòng sông diễn ra vô cùng phức tạp trên các tuyến sông giáp ranh thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên…

Bà con nông dân làm đất, gieo cấy vụ Xuân 2023 tại huyện Sóc Sơn.

Khi việc giải bài toán khai thác khoáng sản lòng sông trái phép vẫn chưa thể giải quyết triệt để thì giải pháp công trình đang được đặt ra cấp thiết. Thực tế những năm gần đây, Bộ NN&PTNT cũng như UBND TP Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho việc nâng cấp các công trình lấy nước, mà mới đây nhất là trạm bơm Thanh Điềm tại huyện Mê Linh.

Để bảo đảm nguồn nước trong thời gian sản xuất của toàn vụ Xuân 2023, thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Tích lắp đặt hai trạm bơm dã chiến Sơn Đà và Trung Hà (huyện Ba Vì). Giải pháp linh hoạt góp phần cung cấp nguồn nước sản xuất kịp thời cho những diện tích canh tác thuộc khu vực Tây Bắc của Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, trong tháng 6/2023, Bộ sẽ phối hợp cùng UBND TP Hà Nội triển khai dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Phù Sa (thị xã Sơn Tây). Trạm bơm dự kiến cơ bản hoàn thành, có thể phục vụ công tác chống hạn từ vụ Xuân 2024. Công trình này được kỳ vọng giúp Hà Nội chủ động hơn trong việc lấy nước.

Do nguồn lực cần phân bổ cho các địa phương khác, Bộ NN&PTNT kiến nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng trạm bơm Trung Hà (huyện Ba Vì) để thay thế trạm bơm cũ không thể vận hành trong điều kiện mực nước sông Đà ngày một hạ thấp hiện nay. Hiện, UBND TP Hà Nội đang giao Sở NN&PTNT nghiên cứu, đề xuất phương án, với mục tiêu bảo đảm việc cung cấp nước cho sản xuất vụ Xuân mà không phụ thuộc vào các hồ chứa thuỷ điện.

Hà Nội: Dồn sức lấy nước gieo cấy vụ Xuân

Hà Nội: Dồn sức lấy nước gieo cấy vụ Xuân

Đợt 2 chống hạn vụ Xuân, chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước

Đợt 2 chống hạn vụ Xuân, chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ