Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp thoát nước cho khu vực ngập nhất Đà Nẵng

Kinhtedothi - Để giải bài toán chống ngập cho khu vực Mẹ Suốt, cần phân chia lưu vực thượng lưu kết hợp nạo vét và mở rộng kênh hạ lưu. 2 giải pháp này phải được thực hiện đồng thời với việc mở rộng cầu Đa Cô và mở các cửa xả ra biển.

Khu vực dân cư đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) được ví là “rốn lũ” hay khu vực ngập nhất trong nội thị Đà Nẵng. Người dân ở đây cứ nghe mưa là phải kê dọn đồ đạc để chạy lụt. Bởi nước khu vực này lên rất nhanh và ngập sâu, có chỗ gần 2m.

Khu vực dân cư đường Mẹ Suốt ngập nặng trong đợt mưa hồi giữa tháng 10 vừa qua.

Đơn cử trong vòng một tháng qua, người dân sống tại khu vực đường Mẹ Suốt phải 3 lần chạy lụt. Không chỉ tổn thất về vật chất, người dân thực sự mệt mỏi tinh thần.

Như trường hợp chị Nguyễn Minh Hiếu (có nhà ở kiệt đường Mẹ Suốt), từ hôm qua (12/11) đã phải lo kê dọn đồ đạc lên cao rồi khóa cửa về nhà người thân tá túc. “Theo dõi dự báo thời tiết có mưa to kéo dài nên tôi lo kê dọn đồ trước chứ nước lên nhanh trở tay không kịp. Khu vực này ngập ghê lắm, dân quá vất vả” – chị Hiếu nói.

Thấu hiểu nỗi vất vả của người dân, Tiến sĩ Lê Hùng (Khoa Xây dựng công trình thủy Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng) đã dành thời gian nghiên cứu và đi khảo sát thực tế để đưa ra giải pháp thoát nước cho khu vực dân cư đường Mẹ Suốt.

Tiến sĩ Lê Hùng tại Hội thảo về nhận diện các nguyên nhân gây ngập úng và đề xuất giải pháp về thoát nước đô thị trên địa bàn Đà Nẵng tổ chức ngày 2/11 vừa qua.

Theo Tiến sĩ Lê Hùng, để giải bài toán chống ngập cho khu vực Mẹ Suốt, cần phân chia lưu vực thượng lưu kết hợp nạo vét và mở rộng kênh hạ lưu. 2 giải pháp này phải được thực hiện đồng thời với việc mở rộng Cầu Đa Cô và mở các cửa xả ra biển.  

Cụ thể theo ông Hùng, tổng lưu vực về cầu Mẹ Suốt là 7.1 km2, phân chia 1.8 km2 lưu vực thượng lưu tại vị trí đường Hoàng Văn Thái. Tiếp theo, làm cống dẫn dọc Hoàng Văn Thái về cầu Đa Cô, lúc đó lưu vực về cầu Mẹ Suốt chỉ còn 5.3 km2, tức đã giảm khoảng 1/3 diện tích ban đầu.

Giải pháp 1, phân chia 1.8 km2 lưu vực thượng lưu Mẹ Suốt (tại vị trí đường Hoàng Văn Thái) rồi làm cống dẫn dọc Hoàng Văn Thái về cầu Đa Cô (hình ảnh phân tích của Tiến sĩ Lê Hùng).

“Sau khi phân lưu vực như vậy, diện tích lưu vực 1.8 km2 có lưu lượng với chu kỳ 5 năm ngập 1 lần (tần suất 20%) là khoảng 54m3/s, và chu kỳ 2 năm ngập 1 lần (tần suất 50%) là 19m3/s. Lưu vực còn lại về cầu Mẹ Suốt với chu kỳ 5 năm ngập 1 lần (tần suất 20%) là khoảng 87m3/s, và chu kỳ 2 năm ngập 1 lần (tần suất 50%) là 31m3/s. Như vậy, sau khi phân chia 1/3 lưu vực thì sẽ giảm gần 40% lưu lượng dòng chảy về cầu Mẹ Suốt” – Tiến sĩ Lê Hùng phân tích.

Cũng qua khảo sát, Tiến sĩ Lê Hùng cho biết, vị trí hạ lưu sau cầu Mẹ Suốt có bề rộng sông thu hẹp quá lớn. Bề rộng nhiều chỗ chỉ còn 1/3-1/4 so với kích thước của cầu Mẹ Suốt.

“Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho nước dềnh lên cao tại vị trí co hẹp, làm cho khả năng thoát nước qua cầu Mẹ Suốt về hạ lưu giảm. Đồng thời khiến khu vực lân cận cầu Mẹ Suốt này khó thoát. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ngập cho khu vực lân cận” – ông Hùng cho hay.

Giải pháp tiếp theo là nạo vét và mở rộng kênh hạ lưu ngay phía sau cầu Mẹ Suốt. Về lâu dài thì nên làm kiên cố hóa và mở rộng đoạn kênh từ cầu Mẹ Suốt đấu nối vào kênh về cầu Đa Cô ( hình ảnh phân tích của Tiến sĩ Lê Hùng). 

Từ khảo sát trên, Tiến sĩ Lê Hùng đề xuất giải pháp trước mắt, có thể nạo vét và mở rộng kênh hạ lưu ngay phía sau cầu Mẹ Suốt. Về lâu dài thì nên làm kiên cố hóa và mở rộng đoạn kênh từ cầu Mẹ Suốt đấu nối vào kênh về cầu Đa Cô.

Theo Tiến sĩ Lê Hùng, việc đồng thời thực hiện 2 giải pháp trên chắc chắn sẽ làm giảm ngập lớn cho khu vực Mẹ Suốt. “Tuy nhiên, giải pháp này cần phải được thực hiện đồng thời với việc mở rộng cầu Đa Cô và mở các cửa xả ra biển Phùng Hưng, Hà Khê... để tránh tình trạng phải chuyển vùng ngập xuống cầu Đa Cô.” – ông Hùng lưu ý.

Liên quan đến công tác chống ngập cho khu vực đường Mẹ Suốt, ngày 12/11, UBND quận Liên Chiểu đã huy động lực lượng, phương tiện triển khai phát quang cây, bụi rậm và thu gom, khơi thông dòng chảy dọc tuyến kênh thoát nước từ đường Hoàng Văn Thái qua cầu Bà Xí đến kênh Đa Cô.

Giải pháp chống ngập cho đô thị Đà Nẵng

Giải pháp chống ngập cho đô thị Đà Nẵng

Đà Nẵng lại ngập sau mưa lớn

Đà Nẵng lại ngập sau mưa lớn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ