Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giám đốc đại học vùng được mở đào tạo tiến sĩ

Kinhtedothi - Giám đốc đại học vùng quyết định cho phép mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ đối với các đơn vị thành viên.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (Quy chế). Theo đó, Quy chế này được áp dụng với Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (đại học vùng) và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của đại học vùng.
Được nghiên cứu, đào tạo nhiều lĩnh vực
Quy chế quy định, đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc đại học vùng cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung của đại học vùng. Đại học vùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Đại học vùng chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan của các bộ, ngành khác và quản lý theo lãnh thổ của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) nơi đại học vùng đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
 Đại học Đà Nẵng trong diện điều chỉnh của Quy chế. Ảnh: Infonet.vn
Theo quy định, cơ cấu tổ chức của đại học vùng được xác định gồm: Hội đồng đại học vùng; giám đốc đại học vùng; phó giám đốc đại học vùng; hội đồng khoa học và đào tạo, hội đồng khác (nếu có); văn phòng và các ban chức năng; các trường đại học thành viên, viện nghiên cứu thành viên (đơn vị thành viên); trường thuộc đại học vùng; tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác; khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác theo nhu cầu phát triển của đại học vùng.
Giám đốc đại học vùng quyết định ngành đào tạo
Tại Điều 11 dự thảo Quy chế, giám đốc đại học vùng quyết định cho phép mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (bao gồm cả các ngành chưa có trong danh mục mã ngành cấp 4, các chương trình tiên tiến nhập khẩu, liên kết, chương trình chất lượng cao) đối với các đơn vị thành viên (trừ các trường đại học thành viên đã đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học) theo phương hướng hoạt động của hội đồng đại học, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và quy định của pháp luật, báo cáo Bộ GD&ĐT về việc mở ngành đào tạo theo quy định.

Các đơn vị thành viên có nhiệm vụ xây dựng, báo cáo đại học vùng phê duyệt đề án mở ngành đào tạo theo quy định.

Liên quan đến chương trình đào tạo, giáo trình, Quy chế nêu giám đốc đại học vùng quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ đối với các đơn vị thuộc đại học vùng; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học của các đơn vị thuộc và trực thuộc đại học vùng theo quy định.

Thủ trưởng các đơn vị thành viên của đại học vùng quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học của đơn vị mình theo quy định.

Trong công tác tuyển sinh, đại học vùng tự chủ về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của đại học vùng, đồng thời là đầu mối về tuyển sinh của toàn đại học vùng. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xã hội và nguồn lực trong toàn đại học vùng, đại học vùng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh của các đơn vị thành viên; báo cáo Bộ GD&ĐT theo quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ