Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện: Điều chỉnh phí sử dụng lòng đường, hè phố là cần thiết

Kinhtedothi - Trao đổi với báo Kinh tế&đô thị về những vấn đề liên quan đến đề xuất tăng mức phí lòng đường, hè phố sử dụng tạm thời để trông giữ phương tiện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định cần thiết điều chỉnh mức phí này.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - Vũ Văn Viện 

Xuất phát từ đâu mà UBND TP lại đề xuất tăng mức phí lòng đường, hè phố sử dụng tạm thời để trông giữ phương tiện, thưa ông?
- Những ngày qua, dư luận đã nói nhiều đến vấn đề này, tôi tóm gọn lại trong 2 ý chính sau. Thứ nhất, UBND TP đã cho phép tăng giá trông giữ phương tiện từ 1/1/2018 tới; để điều tiết nguồn thu ngân sách từ giá mới, cần tăng phí sử dụng, không để người trông giữ trục lợi từ chính sách. Thứ hai, tăng phí, giá là một trong những biện pháp hạn chế lưu thông phương tiện cá nhân, nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP, đặc biệt là khu vực lõi đô thị.

Đề án điều chỉnh mức phí như nói trên được xây dựng trên căn cứ pháp lý nào, thưa ông?

- Nghị quyết 20/2016/NQ - HĐND ngày 6/12/2016 của HĐND TP, tại khoản 2 Điều 2 nêu rõ: “Xây dựng phương án tổng thể thu phí lòng đường, vỉa hè áp dụng thống nhất, bình đẳng giữa các đơn vị trình HĐND TP tại kỳ họp gần nhất”. Ngoài ra, tại Nghị quyết 04/2017/NQ -HĐND có giải pháp xây dựng giá trông giữ phương tiện theo khu vực và lũy tiến. Ngày 31/12/2016, UBND TP cũng đã ra Quyết định số 58/2016/QĐ - UBND về giá dịch vụ trông giữ xe. Để triển khai nhanh chóng, có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định trên, liên ngành sở GTVT - Tài chính - Tư pháp - Cục Thuế Hà Nội đã thống nhất xây dựng và trình UBND TP Đề án Sửa đổi bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hà Nội.

Ngày 8/11 vừa qua, Ban Cán sự Đảng TP đã báo cáo và được Thường trực Thành ủy chấp thuận các nội dung điều chỉnh tại Đề án. Để phục vụ cho kỳ họp HĐND vào tháng 12 này, UBND TP đang lấy ý kiến đóng góp của công dân qua cổng thông tin điện tử và đã lấy ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội. Có thể nói, Đề án đã được các cấp và Nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến thiết thực.

Liệu việc tăng giá, phí có ảnh hưởng tiêu cực đến người dân?

- Tôi cho không nên lo ngại như vậy. Việc tăng giá trông giữ xe trong khu vực lõi đô thị có mục đích chính là để hạn chế xe cá nhân lưu thông. Hạn chế được thì giảm ùn tắc, bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho người dân chứ không có ảnh hưởng tiêu cực nào. Hơn nữa giá, phí chỉ tăng với những điểm trông giữ trên lòng đường, hè phố, còn các điểm hầm, giàn thép… thì giữ nguyên. Người dân nên thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân vì lợi ích của chính mình.

Việc thu phí theo diện tích sử dụng (m2/tháng) đối với các điểm trông giữ trên hè, đường trong khi cho phép dịch vụ iParking được nộp theo doanh thu có công bằng?

- Hai loại hình này khác nhau cơ bản về cách vận hành và thu nộp ngân sách. Trước đây, các điểm trông giữ trên lòng đường, hè phố nộp ngân sách bằng 6% doanh thu, nhưng quản lý doanh thu thực rất khó khăn và có thất thoát. Vì vậy nên nay phải thay đổi thành cách thức thu “cứng”, tính theo diện tích sử dụng. Còn iParking là một hệ thống thu - nộp khép kín. Khi chủ phương tiện trả tiền gửi xe vào hệ thống, thì cùng thời điểm iParking cũng tự động nộp 30% số tiền đó vào ngân sách, rất minh bạch và dễ quản lý. Hơn nữa, iParking đang là mô hình hiện đại chứng tỏ sự phù hợp và ưu điểm vượt trội so với các loại hình khác. TP đã xác định sẽ ưu tiên các điều kiện cho iParking phát triển và không khuyến khích trông giữ xe trên lòng đường, hè phố.
Vậy tại sao lại không khuyến khích việc trông giữ xe trên hè, đường?

- Thực tế là khu vực lõi đô thị đã quá tải hạ tầng giao thông tĩnh. Bên cạnh lượng phương tiện lớn của người dân sinh sống trong khu vực, còn có rất nhiều xe vãng lai. Nếu không hạn chế người dân mang phương tiện vào thì bài toán ùn tắc, ô nhiễm môi trường khu vực trung tâm sẽ không bao giờ giải được. Không khuyến khích trông giữ sẽ góp phần hạn chế phương tiện dừng đỗ, mở rộng không gian lưu thông cho khu vực lõi. Mặt khác, các điểm trông giữ trên hè, đường đang thu hút rất đông phương tiện vì tính tiện lợi và giá cả. Điều này khiến các dự án giao thông tĩnh mất đi sức hấp dẫn về doanh thu, không kêu gọi được đầu tư. Vì vậy phải dần hạn chế và tiến tới ngừng hẳn việc cấp phép cho trông giữ phương tiện tạm thời trên lòng đường, hè phố để người dân tập trung vào các điểm trông giữ đúng theo quy hoạch.

Một điểm trông giữ xe trên vỉa hè đường Giảng Võ. Ảnh:  Thanh Hải

Ông có thể cho biết có bao nhiêu điểm trông giữ phương tiện không phép, sai phép còn tồn tại trên địa bàn Hà Nội?

- Chúng tôi đã rà soát và có con số cụ thể. Trên địa bàn TP hiện nay có 74 điểm trông giữ hết giấy phép, không phép với diện tích 16.539m2. Thanh tra sở GTVT đã giải tỏa dứt điểm được 29 điểm, còn 45 điểm đang tiếp tục xử lý. Một số quận còn khá nhiều điểm trông giữ cần giải tỏa, điển hình như Đống Đa: 18 điểm; Hoàn Kiếm: 12 điểm; Ba Đình: 5 điểm…

Liệu các điểm trông giữ xe “ngoài luồng” này có cơ hội trục lợi từ việc tăng giá, phí?

- Do nhu cầu thực tế rất cao, hệ thống hạ tầng chưa thể đáp ứng hết, nên một số cá nhân, đơn vị vẫn cố tình vi phạm, trông giữ xe không phép, sai phép. Đây là vấn đề mà TP cần giải quyết triệt để, đặc biệt là sau khi tăng giá trông giữ phương tiện và phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Trước mắt, Sở và các cơ quan chức năng sẽ quyết liệt vào cuộc kiểm tra, xử phạt các điểm trông giữ vi phạm. Song song với đó, TP sẽ sớm triển khai, nhân rộng mô hình ứng dụng trông giữ xe thông minh qua hệ thống iParking. Với những ưu điểm vượt trội, iParking tự nó sẽ thu hút được khách hàng và giúp cơ quan quản lý Nhà nước triệt tiêu các điểm trông giữ “chộp giật”.

Có ý kiến cho rằng TP tăng giá, phí đối với các điểm trông giữ xe trên hè, đường là để tăng thu?

- Đó là cách nhìn nhận phiến diện và thiếu thực tế. Giá và phí đều chỉ tăng mạnh trong khu vực lõi, giảm dần và giữ nguyên theo hướng mở rộng ra ngoại thành. Khoản phí thu về ước tính chỉ vài chục tỷ đồng/năm là không lớn, không phải mục đích của Đề án điều chỉnh. Đề án điều chỉnh phí hay tăng giá trông giữ… tất cả đều trước hết nhằm vào mục đích cơ bản nhất là hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông mà thôi.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

11/01/2025 | 18:34

Kinhtedothi - Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, ngày càng nhiều người tìm mua bưởi cảnh về chơi Tết. Tại các nhà vườn, trái bưởi hình hồ lô, những quả bưởi tài lộc hình thỏi vàng đã chín vàng, sẵn sàng phục vụ.

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

06/01/2025 | 13:23

Kinhtedothi - Phớt lờ các quy định của Luật Trật tự ATGT, hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên chiếm dụng những tuyến đường xung quanh trường THCS Phú Đô làm nơi dừng đỗ, gây cản trở, mất an toàn giao thông.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ