Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giảm thiểu chất thải tại nguồn: Hướng tới phát triển đô thị bền vững

Kinhtedothi - Dự kiến những năm tới, lượng chất thải rắn tại Hà Nội gia tăng với số lượng lớn. Để giải quyết hiệu quả, TP đang tìm cách thực hiện nhiều giải pháp xử lý mới, trong đó khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong cuộc đua đầu tư và công nghệ mới, Hà Nội không nên bỏ qua một trong những ưu tiên quan trọng là giảm thiểu chất thải tại nguồn.

Xử lý chất thải rắn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Ảnh: Tuấn Anh
Theo số liệu thống kê, lượng rác của Hà Nội mỗi ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn ở trên mức 4.000 tấn, có thời điểm lên tới 6.000 tấn. Điều đáng nói, quy trình xử lý rác hiện nay vẫn là biện pháp chôn lấp. Trong đó, 95% rác thải được chôn lấp ở các bãi chứa thải đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt, việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được chú trọng nên rất khó khăn trong khâu xử lý.
Tại Hội thảo quốc tế "Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi" đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra kinh nghiệm xử lý rác tại nguồn, giải bài toán giảm thiếu diện tích đất chôn lấp rác thải mà Hà Nội đang phải đối mặt. Điển hình là TP Surabaya của Indonesia. Bà Warma Dewanthi - Viện Công nghệ Surabaya cho biết, sự phân quyền một phần trong quản lý chất thải rắn là lựa chọn rất quan trọng để quản lý tập trung các bãi chôn lấp chất thải rắn mà TP Surabaya đã áp dụng thành công.
Surabaya là TP lớn thứ hai Indonesia phát sinh gần 2.000 tấn chất thải rắn/ngày, nhưng lại thiếu đất chôn lấp. Để khắc phục, từ năm 2005, TP Surabaya đã áp dụng một hệ thống bán phi tập trung. Chất thải rắn được quản lý bởi chính cộng đồng với nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Chương trình Xanh và Sạch do chính quyền TP khởi xướng là bước đầu tiên để thúc đẩy người dân quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống. Sau đó, các hoạt động quản lý chất thải rắn được nâng cấp bằng các hoạt động 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trong các hộ gia đình.
Ngoài ra, hiện nay, TP này đã thiết lập được 374 ngân hàng rác thải tại các khu dân cư. Khách hàng mang rác thải có giá trị tới các ngân hàng nơi nó được xử lý như một khoản tiền gửi. Sau đó các ngân hàng chất thải bán vật liệu gửi cho các cơ sở hoặc các đại lý để tái sử dụng hoặc tái chế. Nhờ áp dụng các giải pháp này mà đến nay TP Surabaya giảm được 18% chất thải rắn.
Kết quả khảo sát trong hai năm 2016 - 2017 của Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với tổ chức IRD (Cộng hòa Pháp) cho thấy, tại Hà Nội có khoảng hơn 10.000 người thu gom (đồng nát) đi trên đường phố hàng ngày để tìm kiếm chất thải tái chế hoặc mua từ nhà dân. Sau đó, bán lại cho những người mua rác tại 800 kho chứa chất thải rộng khắp TP.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, những người thu mua đồng nát chính là những người tích cực tham gia vào dịch vụ vệ sinh đô thị một cách không chính thức, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Hoạt động của người thu mua đồng nát, các bãi phế liệu và các làng nghề tái chế đã hình thành một hệ thống tái chế thực sự mang lại nguồn kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các hoạt động này chưa nằm trong bất kỳ quy định pháp lý nào.
KTS Trần Huy Ánh cho rằng, tại các TP đang phát triển như Hà Nội thì ngoài việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải cần phải có những sáng kiến xuất phát từ chính nền kinh tế và văn hóa bản địa. Những bài học từ các hoạt động thu gom, tái chế rác thải chính thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi ở Delhi (Ấn Độ), Surabaya (Indonesia), Cairo (Ai Cập) đều chứng minh rất rõ rằng nếu mỗi TP có cách xử lý khôn ngoan với rác thải thì đó chính lại là việc làm, là nguyên vật liệu của một nền kinh tế tuần hoàn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chi tiết thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

24/01/2025 | 17:45

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2025 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ