Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao dịch bất thành, tiền đặt cọc xử lý thế nào?

Kinhtedothi - Đầu năm 2019, tôi có mua một mảnh đất gồm 40m2 đất thổ cư và 250m2 đất ruộng kèm theo với giá 400 triệu. Theo thỏa thuận, tôi đã chồng tiền đặt cọc 200 triệu đồng, và hẹn khi nào sang tên được, tôi trả nốt phần còn lại. Mới đây, địa phương ra quyết định về điều kiện tách thửa khiến mảnh đất tôi mua không đủ điều kiện để tách thửa. Chủ đất đàm phán trả lại nguyên tiền đặt cọc, trong khi số tiền này tôi vay ngân hàng. Liệu tôi có thể yêu cầu bên bán đất phải chịu tiền lãi suất trong thời gian từ khi nhận cọc cho đến bây giờ được không? Nguyễn Thị Bình, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này và thông tin bạn cung cấp, giữa bạn (bên đặt cọc) và chủ đất (bên nhận đặt cọc) đã tồn tại quan hệ đặt cọc nhằm thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất. Do bên chủ đất không thể thực hiện việc chuyển giao đất hay có thể được hiểu là từ chối việc chuyển giao nên theo quy định, chủ đất phải trả lại tiền đặt cọc cho bạn cộng với một khoản tiền tương đương tiền đặt cọc là 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định cho phép các bên được tự thỏa thuận về phương án xử lý tiền đặt cọc nên yêu cầu của bạn về việc chủ đất phải chịu tiền lãi suất trong thời gian từ khi nhận cọc cho đến bây giờ là hoàn toàn hợp pháp. Trường hợp bên chủ đất không đồng ý với đề xuất này, theo quy định pháp luật, chủ đất phải thanh toán thêm cho bạn ngoài tiền đặt cọc số tiền 200 triệu đồng nếu không đưa ra một phương án khác được bạn chấp thuận.
Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ